Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cảm nhận 2 đoạn thơ sau“Ngày xuân con én đưa thoiThiều

Cảm nhận 2 đoạn thơ sau“Ngày xuân con én đưa thoiThiều

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Cảm nhận 2 đoạn thơ sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sau mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn tập 1)

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

(Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn tập 1)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết:

1. Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.

2. Yêu cầu về nội dung:

a. Khái quát:

- Đây là những vần thơ được xem là tuyệt bút làm nên kiệt tác Truyện Kiều.

- 2 Đoạn thơ nói lên 2 đặc trưng của tài năng Nguyễn Du: nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Vị trí 2 đoạn thơ: đây là 4 câu thơ đầu trong Cảnh ngày xuânKiều ở lầu Ngưng Bích.

b. Phân tích

* Đoạn thơ trong “Cảnh ngày xuân”:

                                                          “Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

- Với bút pháp miêu tả kết hợp với hình ảnh chọn lọc “con én đưa thoi”, tác giả đã gợi ra trước mắt người đọc giữa bầu trời cao, trong xanh, mênh mông, là hình ảnh những cánh chim én bay lượn vút qua vút lại như thoi đưa.

- “Chim én” là loài chim đặc trưng của mùa xuân, thường xuất hiện khi mùa xuân về.

- “Thiều quang” là ánh sáng hồng, rạng rỡ, ấm áp của mùa xuân.

- Ngoài ra, để tô điểm cho bức tranh xuân đó, tác giả còn miêu tả màu sắc tươi xanh của cỏ non và sắc trắng tinh khôi của bông hoa lê, tạo cho bức tranh sinh động:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Câu thơ trở thành một bức họa đầy màu sắc tươi tắn. Trên nền xanh của cỏ biếc trải dài lan rộng như một tấm thảm tới tận chân trời được điểm xuyết bằng một vài bông hoa lê màu trắng gọi cho người đọc thấy được cảnh mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống.

=> Qua đó, chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên của Nguyễn Du.

* Đoạn thơ trong Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

- Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.

- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

- Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.

c. Đánh giá:

- Đoạn thơ trong Cảnh ngày xuân kết tinh tài năng của Nguyễn Du trong miêu tả bức tranh thiên nhiên rộng lớn khoáng đạt.

- Đoạn thơ trong Kiều ở lầu Ngưng Bích lại kết tinh tài năng của Nguyễn Du trong thấu hiểu tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình.

=> Nguyễn Du thật là một người có cái nhìn trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.

Ý kiến của bạn