Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cho đoạn thơNhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá

Cho đoạn thơNhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Cho đoạn thơ:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm của thiên nhiên Việt Bắc với quân dân ta được thể hiện trong đoạn thơ trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học

Giải chi tiết:

Yêu cầu về hình thức:

-Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 10 – 12 câu.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Sự tham gia của rừng núi trong cuộc chiến đấu

+ “Ta”: chỉ chung thiên nhiên và con người (đồng bào Việt Bắc và cán bộ kháng chiến)

+ “cùng”: hợp sức đồng lòng, sát cánh kề vai trong cuộc chiến đấu

-> thế chủ động

- Thiên nhiên Việt Bắc không còn là vẻ đẹp bốn mùa, không còn vô tri vô giác, không còn bất biến tĩnh tại mà thiên nhiên đã vận động chuyển mình, góp sức vào cuộc chiến đấu của dân tộc.

+ Biện pháp nhân hóa: núi giăng thành lũy sắt dày

-> núi tạo thành chiến lũy vững chai để bảo vệ, bao bọc Cách mạng

+ Biện pháp nhân hóa + tiểu đối -> rừng cây có khuynh hướng tư tưởng, biết đứng về phía chính nghĩa, che chở cho cách mạng >< bao vây kẻ thù

+ Sương mù cũng hợp sức cùng với rừng, núi, dày đặc bao phủ -> che chắn tầm nhìn + hơi lạnh…

-> ngăn cản bước tiến của kẻ thù

-> “một lòng” hợp sức”: đất trời, chiến khu Việt Bắc

- Những chiến công vang dội

+ Điệp từ “nhớ”

+ Địa danh Việt Bắc

ð  Nỗi nhớ + niềm tự hào + tri ân

Ý kiến của bạn