Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Thực hiện các thí nghiệm sau1 Nhúng thanh Fe vào dung d

Thực hiện các thí nghiệm sau1 Nhúng thanh Fe vào dung d

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

(2) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh gang (Fe - C) vào dung dịch HCl.

(4) Nối dây Cu với dây thép rồi để trong không khí ẩm.

(5) Cho Al vào dung dịch HCl có lẫn MgCl2.

Số thí nghiệm không xảy ra ăn mòn điện hóa là


Đáp án đúng: D

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:


- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) 


- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)


- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

Giải chi tiết:

(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu; kim loại Cu bám vào thanh Fe tạo thành cặp điện cực Fe-Cu, cùng nhúng trong dd điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa.

(2) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + FeCl2; không có cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(3) Cặp điện cực Fe-C cùng đặt trong MT điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa.

(4) Có các cặp điện cực Fe-C (dây thép); Fe-Cu cùng đặt trong MT điện li là không khí ẩm

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa.

(5) Al không đẩy được Mg2+ nên không có cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

Vậy có 2 thí nghiệm không xảy ra ăn mòn điện hóa học (2, 5).

Đáp án D

Ý kiến của bạn