Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Em hãy chứng mi

Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Em hãy chứng mi

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

phân tích, lí giải, chứng minh, tổng hợp

Giải chi tiết:

1. Mở bài

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.

- Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.   

=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn

b. Chứng minh

- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:

+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.

+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.

+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.

+ Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.

- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:

+ Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo,…

+ Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,…

 + Thờ cúng tổ tiên…

c. Mở rộng

- Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.

- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp.

- Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

 3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp.

Ý kiến của bạn