Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Amin là gì? Lý thuyết AMIN đầy đủ và chi tiết

Amin là gì? Lý thuyết AMIN đầy đủ và chi tiết

Amin là gì? Lý thuyết AMIN đầy đủ và chi tiết  

1.  Khái niệm về amin :  

Amin là hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bởi gốc hiđrocacbon. 

♦  Ví dụ : CH3–NH2 ; CH3–NH–CH3 ; CH3–N–CH3 ; CH2=CH–CH2–NH2 ; C6H5NH2

2. Phân loại amin : 

a) Theo gốc hiđrocacbon : 

– Amin béo : CH3NH2, C2H5NH2, ... 

– Amin thơm : C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng : 

b) Theo bậc amin : 

  – Bậc amin : là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. Theo đó, các   amin được phân loại thành:

Ví dụ : CH3–CH2–CH2–NH2 : Amin bậc I      

   CH3–CH2–NH–CH3:  Amin bậc II   

            (CH3)3N : Amin bậc III  

3. Công thức của amin :    

  – Amin đơn chức : CxHy

  – Amin đơn chức no : CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3

  – Amin đa chức no : CnH2n+2–z(NH2)z  hay CnH2n+2+zNz 

4. Danh pháp của amin : 

  a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức :

Tên gốc hiđrocacbon  + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

  b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế :

Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ... 

 c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin : 

Tên gọi của một số amin

 Lưu ý: 

  – Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin. 

  – Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính : 

     + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu. 

 Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–etyl metyl amin. 

    + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau). 

 Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–etyl đimetyl amin. 

     + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl. 

 Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metyl propyl amin. 

 – Khi nhóm –NH2 đóng vai trị nh m thế thì gọi là nhóm amino.  

 Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic). 

5. Đồng phân của amin:  

   – Đồng phân về mạch cacbon. 

   – Đồng phân vị trí nhóm chức.  

   – Đồng phân về bậc của amin.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!