Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Amin – Tính chất vật lý tính chất hóa học điều chế amin

Amin – Tính chất vật lý tính chất hóa học điều chế amin

Amin – Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế amin

I - Tính chất vật lí của amin

– Metyl–, đimetyl–, trimetyl– và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, độc, dễ tan   trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.

– Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184oC, không màu, rất độc, ít tan trong nước, tan trong ancol   và benzen.

II  – Cấu tạo phân tử amin

- Trong phân tử amin đều có nguyên tử nitơ còn một cặp electron tự do chưa liên kết có thể tạo cho – nhận giống NH3   ⇒ Vì vậy các amin có tính bazơ giống NH3 (tức tính bazơ của amin = tính bazơ của NH3).

$R-\ddot{N}{{H}_{2}}$

III - Tính chất hoá học của amin:

a) Amin có tính Bazơ:

– Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm   hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac.

CH3NH2    +    HOH    →    CH3NH3+    +    OH–

Metylamin       Metyl amino hiđroxit

– Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C ≥ 2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận proton H+  ⇒  tính bazơ yếu ⇒ dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.

– Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổi màu quỳ tím  và phenolphtalein.

 Δ Amin Tác dụng với axit :

Tổng quát :   R–NH2 + HCl → R–NH3Cl 

  Ví dụ :    CH3NH2    +    HCl    →    CH3NH3Cl

C6H5NH2    +    HCl    →    (C6H5NH3)+Cl

phenylamoni clorua

  Δ Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa :

  Ví dụ :    3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

◊  Lưu ý : Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin () → hiđroxit kết tủa → kết tủa tan (tạo phức chất).

b) Phản ứng với axit nitrơ HNO2 : 

– Amin các bậc khác nhau tác dụng với axit nitrơ theo những cách khác nhau, nhờ đó có thể phân biệt các bậc amin.

Δ Amin béo bậc I :

Tổng quát :   R–NH2 + HO–NO $\xrightarrow{HCl}$ R–OH + N2↑ + H2O

Ví dụ :    C2H5NH2   +   HONO   →   C2H5OH   +   N2↑   +    H2O

Δ Amin thơm bậc I :  Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 – 5oC) cho muối điazoni.

Ví dụ :    

C6H5NH2  +  HONO   +  HCl $\xrightarrow{0-{{5}^{0}}C}$ C6H5N2+Cl  +   2H2O

Anilin       (NaNO­2/HCl)    benzenđiazoni clorua

Δ Amin bậc II :

Ví dụ :    (CH3)2–NH   +   HONO   →   (CH3)2N–N=O   +   H2O

(màu vàng)

C6H5–NH–CH3   +   HONO   →   C6H5–N–CH3   +   H2O

N=O

Δ Amin béo bậc III :

→ không còn hiđro liên kết với nitơ nên không phản ứng với axit nitrơ.

  Ví dụ :    (CH3)3N   +   HONO   →   không tác dụng

c) Phản ứng ankyl hóa amin

– Amin bậc I hoặc bậc II tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …)

– Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.

  Ví dụ :    C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI

d) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin : 

–  Tương tự như phenol, anilin tác dụng với nước brom tạo thành  kết tủa trắng 2,4,6–tribrom Anilin.

– Các muối amoni tác dụng dễ dàng với kiềm :

C6H5NH3Cl   +   NaOH  →  C6H5NH2   +   NaCl   +   H2O

(Ít tan trong nước)

e) Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở : 

Tổng quát : ${{C}_{n}}{{H}_{2n+3}}N+\frac{6n+3}{4}{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}nC{{O}_{2}}+\frac{2n+3}{2}{{H}_{2}}O+\frac{1}{2}{{N}_{2}}$

Ví dụ:  ${{C}_{2}}{{H}_{7}}N+\frac{15}{4}{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2C{{O}_{2}}+\frac{7}{2}{{H}_{2}}O+\frac{1}{2}{{N}_{2}}$

IV. ĐIỀU CHẾ AMIN

1. Khử hợp chất nitro tạo amin : 

Ar–NO2    +   6[H] $\xrightarrow{F\text{e}/HCl}$ Ar–NH2    +    2H2O

Ví dụ :  C6H5NO2    +    3Fe    +    6HCl    →    C6H5NH2    +    3FeCl2    +    2H2O

◊  Đặc biệt điều chế anilin :

C6H6  $\xrightarrow[{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\ dac]{HN{{O}_{3}}\ dac}$ C6H5NO2 $\xrightarrow{F\text{e}/HCl}$ C6H5NH2

2. Từ  amoniac với dẫn xuất halogen hoặc rượu tương ứng : 

RX   +   NH3  $\xrightarrow[{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH]{{{100}^{0}}C}$ RNH2   +   HX

◊ Với các tỉ lệ mol khác nhau, có thể cho amin bậc I, II, III hoặc IV :

RX $\xrightarrow{+N{{H}_{3}}}$ R–NH2 $\xrightarrow[+N{{H}_{3}}]{R\text{X}}$ R–NH–R  $\xrightarrow[+N{{H}_{3}}]{R\text{X}}$  (R)3N $\xrightarrow{R\text{X}}$  [(R)4N]+X

3. Từ hợp chất nitril :

R–C≡N    +   4[H] $\xrightarrow[{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH]{Na}$  R–CH2–NH2

Luyện bài tập vận dụng tại đây!