Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài tập quang phổ và các loại tia có đáp án chi tiết

Bài tập quang phổ và các loại tia có đáp án chi tiết

Ví dụ 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?

A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.

B. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo ra chùm sáng phân kì.

C. Lăng kính trong máy quang phổ dùng để tạo ra chùm sáng phân kì.

D. Một trong những bộ phận chính của máy quang phổ là buồng ảnh.

 

Lời giải:

Ống chuẩn trực có một thấu kính hội tụ, nguồn sáng đặt tại tiêu điểm vật của thấu kính này, qua thấu kính sẽ tạo ra chùm sáng song song để chiếu vào lăng kính của hệ tán sắc. Chọn B.

 

Ví dụ 2: Quang phổ liên tục

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

B. Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

C. Không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

D. Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

Lời giải:

Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. Chọn A.

 

 

 

 

 

 

Ví dụ 3: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, đáp án nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền quang phổ liên tục.

C. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố ấy.

D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch và độ sáng tương đối của các vạch đó.

Lời giải:

Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối, chứ không phải nền quang phổ liên tục. Chọn B.

 

Ví dụ 4: Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.

B. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

C. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

D. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Lời giải:

Quang phổ chia thành: quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ.

Quang phổ phát xạ gồm 2 loại: quang phổ liên tục (là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím) và quang phổ vạch phát xạ (là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối). Chọn D.

 

Ví dụ 5: Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.

C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

Lời giải:

Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng của nguyên tố ấy. Chọn B.

 

Ví dụ 6: Khi nói về điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ, đáp án nào sau đây là đúng?

A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. 

B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

C. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

D. Nhiệt độ và áp suất của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ và áp suất của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.

Lời giải:

Muốn thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. Chọn B.

 

 

 

 

 

Ví dụ 7: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.

B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.

D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Lời giải:

Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ, tức là tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ. Chọn C.

 

Ví dụ 8: Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.

 

Lời giải:

Tia tử ngoại không bị thủy tinh, nước hấp thụ mạnh. Chọn D.

 

 

Ví dụ 9: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là

A. Màn hình máy vô tuyến.  B. Lò vi sóng. 

C. Lò sưởi điện.  D. Hồ quang điện.

Lời giải:

Nguồn phát ra tia tử ngoại phổ biến là Mặt trời, hồ quang điện, đèn thủy ngân. Chọn D.

 

Ví dụ 10: Tia Rơn-ghen có

A. cùng bản chất với sóng âm.

B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.

D. điện tích âm.

Lời giải:

Theo lí thuyết, tia Rơn-ghen là bức xạ điện từ:

+) có thể truyền được trong chân không nên A sai.

+) bước sóng nhỏ hơn bức xạ tử ngoại nên B sai.

+) không mang điện tích nên D sai.

+) có cùng bản chất với sóng vô tuyến nên C đúng. Chọn C.

 

Ví dụ 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của tia Rơn-ghen:

A. có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

B. có tác dụng làm phát quang một số chất.

C. dễ dàng đâm xuyên qua lá chì dày cm.

D. có tác dụng sinh lí như hủy hoại tế bào, giết vi khuẩn.

Lời giải:

Tia Rơn-ghen không thể xuyên qua lá chì dày cỡ cm. Chọn C.

 

Ví dụ 12: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

C. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

 

Lời giải:

Sắp xếp theo bước sóng giảm dần (tần số tăng dần): hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia $\gamma $. Chọn A.

 

Ví dụ 13: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là

A. Tia tử ngoại.  B. Tia hồng ngoại.

C. Tia đơn sắc màu lục.  D. Tia Rơn-ghen.

Lời giải:

Sắp xếp theo bước sóng giảm dần (tần số tăng dần): hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia $\gamma $. Chọn B.

 

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Vật Lý Lớp 12