Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài tập sắt và hỗn hợp oxit sắt phản ứng với axit thường: H+ có đáp án

Bài tập sắt và hỗn hợp oxit sắt phản ứng với axit thường: H+ có đáp án

Bài tập sắt và hỗn hợp oxit sắt phản ứng với axit thường: Hcó đáp án

Phương pháp giải sắt, oxit sắt tác dụng với axit: 

Dạng này cơ bản giống dạng thứ 4 tuy nhiên sản phẩm phản ứng ngoài H2O còn có H2 do Fe phản ứng. Như vậy liên quan đến H+ sẽ có những phản ứng sau:

  $\begin{array}  {} 2{{H}^{+}}+2e\to {{H}_{2}}\uparrow  \\  {} 2{{H}^{+}}+\left[ {{O}^{2-}} \right]\to {{H}_{2}}O \\ \end{array}$

Như vậy chúng ta có thể dựa vào tổng số mol H+ và số mol H2 để tìm số mol của O2- từ đó tính được tổng số mol của Fe.

Bài tập Fe, FexOy tác dụng HCl, H2SO4 loãng có đáp án

Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng vừa hết với 700 ml HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. Tính m

   Phân tích đề:  Sơ đồ $\left\{ \begin{array}  {} Fe \\  {} FeO \\  {} F{{e}_{2}}{{O}_{3}} \\  {} F{{e}_{3}}{{O}_{4}} \\ \end{array} \right.\xrightarrow{HCl}\left\{ \begin{array}  {} {{H}_{2}}\uparrow  \\  {} FeC{{l}_{2}} \\  {} FeC{{l}_{3}} \\ \end{array} \right.\xrightarrow{NaOH}\left\{ \begin{array}  {} Fe{{\left( OH \right)}_{2}}\downarrow  \\  {} Fe{{\left( OH \right)}_{3}}\downarrow  \\ \end{array} \right.\xrightarrow{nung\ trong\ kk}F{{e}_{2}}{{O}_{3}}$

+ Ta coi H+ của axit vừa nhận electron để thành H2 và phản ứng với  O2 của oxit

+ Toàn bộ Fe trong oxit cuối cùng chuyển về Fe2O3 

+ Từ tổng số mol H+ và số mol H2 ta có thể tính được số mol O trong oxit từ đó tính được lượng   Fe có trong oxit.

   Giải: Ta có ${{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}=0,7\ mol,\ {{n}_{{{H}_{2}}}}=0,15\ mol$

Ta có phương trình phản ứng theo H+.

 $\begin{array}  {} 2{{H}^{+}}+2e\to {{H}_{2}}\uparrow \ \ \ \ \ \ \left( 1 \right) \\  {} 2{{H}^{+}}+\left[ {{O}^{2-}} \right]\to {{H}_{2}}O\ \ \left( 2 \right) \\ \end{array}$

Từ (1) ta có ${{n}_{{{H}^{+}}}}=0,3\left( mol \right)$(vì số mol H2=0,15mol) như vậy số mol H+ phản ứng theo phản ứng (2) là 0,4 mol( tổng 0,7 mol). Vậy số mol O2- là: 0,2 mol. 

mà theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mFe + mO =7,68  

Nên mFe = 20 – 0,2x16 =16,8 (gam) → nFe = 0,3 mol 

Ta lại có 2Fe → Fe2O3 

            0,3          0,15 

 Vậy m = 0,15x160 = 24 gam.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!