Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài tập thể tích Hình trụ nội - ngoại tiếp hình lăng trụ đứng

Bài tập thể tích Hình trụ nội - ngoại tiếp hình lăng trụ đứng

Bài tập thể tích Hình trụ nội - ngoại tiếp hình lăng trụ đứng

Phương pháp: Hình trụ nội - ngoại tiếp lăng trụ đứng có chiều cao bằng độ dài cạnh bên của lăng trụ và đáy là đường tròn nội - ngoại tiếp đa giác đáy của lăng trụ (tham khảo hình vẽ)

Dưới dây là một số bài tập trắc nghiệm hình trụ nội tiếp, ngoại tiếp lăng trụ hay ra trong đề thi có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có độ dài cạnh đáy bằng 2, chiều cao bằng 4. Thể tích của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ bằng

A. 6π. B. 4π. C. 8π. D. 12π.

Lời giải chi tiết

• Chiều cao của khối trụ là $h=A{A}'=4$

• Bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC là ${{R}_{\Delta ABC}}=\frac{{{2}^{2}}.\sqrt{3}}{4}=\sqrt{3}$

Suy ra bán kính đáy hình trụ là $R=\sqrt{3}.$ Vậy thể tích khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h=12\pi .$ Chọn D.

 

Bài tập 2: Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A, $AB=a,\text{ }AC\text{ }=a\sqrt{3}.$ Góc giữa đường thẳng A'B và mặt phẳng đáy bằng 600. Thể tích khối trụ ngoại tiếp khối lăng trụ đã cho bằng

A. $\pi {{a}^{3}}.$ B. $\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}.$ C. $2\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}.$ D. $2\pi {{a}^{3}}.$

Lời giải chi tiết

Tam giác ABC vuông tại A, có $BC=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}}=2a$

Suy ra bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC là ${{R}_{\Delta ABC}}=\frac{BC}{2}=a$

Ta có $A{A}'\bot \left( ABC \right)\Rightarrow \widehat{{A}'B;\left( ABC \right)}=\widehat{\left( A{A}';AB \right)}=\widehat{{A}'BA}={{60}^{0}}$

Tam giác A'AB vuông tại A, có $A{A}'=AB.\tan {{60}^{\circ }}=a\sqrt{3}$

Khối trụ ngoại tiếp lăng trụ có $h=A{A}'=a\sqrt{3};R={{R}_{\Delta ABC}}=a$

Vậy thể tích khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h=\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}.$ Chọn B.

 

Bài tập 3: Cho lăng trụ đứng $ABC.{A}'{B}'{C}'$có đáy ABC là tam giác vuông tại $A,\text{ }AB=3a,\text{ }BC=5a.$ Khối trụ nội tiếp lăng trụ đứng có thể tích bằng $2\pi {{a}^{3}}.$ Thể tích khối lăng trụ đứng bằng

A. $16{{a}^{3}}.$ B. $6{{a}^{3}}.$ C. $12{{a}^{3}}.$ D. $8{{a}^{3}}.$

Lời giải chi tiết

Thể tích khối trụ là $V=2\pi {{a}^{3}}=\pi {{R}^{2}}h\xrightarrow{{}}{{R}^{2}}h=2{{a}^{3}},$với $\left\{ \begin{array}  {} R={{r}_{\Delta ABC}} \\  {} h=A{A}' \\ \end{array} \right.$

Tam giác ABC vuông tại A, có $AC=\sqrt{B{{C}^{2}}-A{{B}^{2}}}=4a\Rightarrow {{S}_{_{\Delta ABC}}}=\frac{1}{2}.AB.AC=6{{a}^{2}}$

Ta có $p=\frac{AB+BC+AC}{2}=\frac{3a+4a+5a}{2}=6a\xrightarrow{{}}{{r}_{\Delta ABC}}=\frac{S}{p}=6{{a}^{2}}:6a=a$

Do đó $R=a\Rightarrow {{a}^{2}}h=2{{a}^{3}}\Rightarrow h=A{A}'=2a.$

Vậy thể tích khối lăng trụ là $V=A{A}'.{{S}_{_{\Delta ABC}}}=12{{a}^{3}}.$ Chọn C.

Bài tập 4: Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có độ dài cạnh bên bằng a, đáy là tam giác vuông cân tại A. Góc giữa đường thẳng AC' và mặt phẳng (BCC'B') bằng 300. Diện tích xung quanh của khối trụ ngoại tiếp lăng trụ ABC.A'B'C' bằng

A. $\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}.$ B. $2\pi {{a}^{2}}.$ C. $\pi {{a}^{2}}.$ D. $4\pi {{a}^{2}}.$

Lời giải chi tiết

Gọi là trung điểm $BC\Rightarrow AM\bot BC$ mà $B{B}'\bot AM$

Suy ra $AM\bot \left( BC{C}'{B}' \right)\Rightarrow \widehat{A{C}';\left( BC{C}'{B}' \right)}=\widehat{A{C}'M}={{30}^{0}}$

Đặt $AB=AC=x\xrightarrow{{}}BC=x\sqrt{2}\Rightarrow AM=\frac{x\sqrt{2}}{2};A{C}'=\sqrt{{{x}^{2}}+{{a}^{2}}}$

Tam giác AC'M vuông tại M, có $\sin \widehat{A{C}'M}=\frac{AM}{A{C}'}\Leftrightarrow A{C}'=2AM$

$\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{a}^{2}}=4.{{\left( \frac{x\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}\Leftrightarrow x=a\xrightarrow{{}}{{R}_{\Delta ABC}}=\frac{BC}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Vậy diện tích xung quanh khối trụ là ${{S}_{xq}}=2\pi Rh=\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}.$ Chọn A.

 

Bài tập 5: Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có góc giữa hai mặt phẳng (A'BC) và (ABC) bằng 30°. Biết $AB=a\sqrt{3}$, thể tích khối trụ nội tiếp lăng trụ đã cho bằng

A. $\frac{\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{6}.$ B. $\frac{\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{2}.$ C. $\frac{\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{4}.$              D. $\frac{\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{8}.$

Lời giải chi tiết

Dựng $AM\bot BC$ mà $A{A}'\bot BC\Rightarrow BC\bot \left( {A}'AM \right)$

Do đó $\widehat{\left( {A}'BC \right);\left( ABC \right)}=\widehat{{A}'MA}={{30}^{0}}$ mà $AM=\frac{AB\sqrt{3}}{2}=\frac{3\text{a}}{2}.$

Suy ra $A{A}'=AM.tan\widehat{{A}'MA}=\frac{3\text{a}}{2}.tan{{30}^{0}}=\frac{a\sqrt{3}}{2}$

Bán kính đường tròn nội tiếp ΔABC là ${{r}_{\Delta ABC}}=\frac{AB\sqrt{3}}{6}=\frac{\text{a}}{2}$

Khối trụ nội tiếp lăng trụ ABC.A'B'C' có $\left\{ \begin{array}  {} R={{r}_{\Delta ABC}}=\frac{a}{2} \\  {} h=A{A}'=\frac{a\sqrt{3}}{2} \\ \end{array} \right.$

Vậy thể tích khối trụ là $V=\pi {{R}^{2}}h=\pi .{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{\sqrt{3}\pi {{a}^{3}}}{8}.$ Chọn D.

Bài tập 6: Diện tích xung quanh hình trụ ngoại tiếp hình lập phương cạnh a bằng

A. $\pi {{a}^{2}}.$ B. $\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}.$ C. $2\pi {{a}^{2}}.$ D. $4\pi {{a}^{2}}.$

Lời giải chi tiết

Chiều cao của hình trụ là $h=A{A}'=a$

Hình lập phương có đáy là hình vuông $\xrightarrow[{}]{}{{R}_{\Delta ABC}}=\frac{AC}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Suy ra bán kính đáy hình trụ là $R=\frac{a\sqrt{2}}{2}\Rightarrow {{S}_{xq}}=2\pi Rh=\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}.$ Chọn B.

Bài tập 7: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có $AB=a,\text{ }AD=2a.$ Diện tích tam giác A'DC bằng $\frac{{{a}^{2}}\sqrt{13}}{2}.$ Thể tích khối trụ ngoại tiếp hình hộp chữ nhật đã cho bằng

A. $\frac{5\pi {{a}^{3}}}{4}.$ B. $\frac{3\pi {{a}^{3}}}{4}.$ C. $\frac{15\pi {{a}^{3}}}{4}.$              D. $\frac{5\pi {{a}^{3}}}{2}.$.

Lời giải chi tiết

Ta có $\left\{ \begin{array}  {} CD\bot D{D}' \\  {} CD\bot AD \\ \end{array} \right.\Rightarrow CD\bot \left( AD{D}'{A}' \right)\Rightarrow CD\bot {A}'D$

Suy ra ${{S}_{\Delta {A}'C\text{D}}}=\frac{1}{2}.{A}'D.C\text{D}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{13}}{2}\xrightarrow{{}}{A}'D=a\sqrt{13}$

Do đó $A{A}'=\sqrt{{A}'{{D}^{2}}-A{{D}^{2}}}=\sqrt{{{\left( a\sqrt{13} \right)}^{2}}-{{\left( 2a \right)}^{2}}}=3a$

Khối trụ ngoại tiếp hình hộp chữ nhật có $\left\{ \begin{array}  {} R=\frac{AC}{2}=\frac{a\sqrt{5}}{2} \\  {} h=A{A}'=3a \\ \end{array} \right.$

Thế tích khối trụ cần tính là $V=\pi {{R}^{2}}h=\pi .{{\left( \frac{a\sqrt{5}}{2} \right)}^{2}}.3a=\frac{15\pi {{a}^{3}}}{4}.$ Chọn C.

Bài tập 8: Cho lăng trụ đứng $ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'$có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, góc giữa hai mặt phẳng (A'BD) và (ABCD) bằng 45°. Diện tích xung quanh hình trụ nội tiếp lăng trụ đứng đã cho bằng

A. $\frac{\pi {{a}^{2}}}{4}.$ B. $\frac{\pi {{a}^{2}}}{2}.$ C. $\frac{\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}}{4}.$              D. $\frac{\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}}{2}.$

Lời giải chi tiết

Gọi O là tâm hình vuông $ABCD\Rightarrow BD\bot AO\Rightarrow BD\bot \left( {A}'AO \right)$

Khi đó $\widehat{\left( {A}'BD \right);\left( ABCD \right)}=\widehat{\left( {A}'O;OA \right)}=\widehat{{A}'OA}={{45}^{0}}$

Suy ra tam giác A'AO vuông cân tại $A\xrightarrow{{}}A{A}'=OA=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Bán kính đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD là ${{r}_{\Delta ABC}}=\frac{a}{2}$

Khối trụ nội tiếp lăng trụ đứng có $R={{r}_{\Delta ABC}}=\frac{a}{2};h=A{A}'=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Vậy diện tích xung quanh cần tính là ${{S}_{xq}}=2\pi Rh=\frac{\sqrt{2}\pi {{a}^{2}}}{2}.$ Chọn D.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Toán Lớp 12