Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Dao động cùng pha ngược pha là gì?

Dao động cùng pha ngược pha là gì?

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Phương pháp chung:

Phương trình sóng tại 2 nguồn cùng biên độ A:

(Điểm M cách hai nguồn lần lượt là ${{d}_{1}};{{d}_{2}}$):

${{u}_{1}}=A\cos \left( 2\pi ft+{{\varphi }_{1}} \right)$ và ${{u}_{2}}=A\cos \left( 2\pi ft+{{\varphi }_{2}} \right)$ 

Phương trình sóng tại M do hai sóng từ nguồn truyền tới: ${{u}_{1M}}=A\cos \left( 2\pi ft-2\pi \frac{{{d}_{1}}}{\lambda }+{{\varphi }_{1}} \right)$ và ${{u}_{2M}}=A\cos \left( 2\pi ft-2\pi \frac{{{d}_{2}}}{\lambda }+{{\varphi }_{2}} \right)$ 

Phương tình giao thoa sóng tại M: ${{u}_{M}}={{u}_{1M}}+{{u}_{2M}}$ 

${{u}_{M}}=2A\cos \left[ \pi \frac{{{d}_{1}}-{{d}_{2}}}{\lambda }+\frac{\Delta \varphi }{2} \right]\cos \left[ 2\pi ft-\pi \frac{{{d}_{1}}+{{d}_{2}}}{\lambda }+\frac{{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}}}{2} \right]$ 

Từ đó suy ra pha dao động của điểm M.

Điểm M dao động cùng pha với nguồn 1 khi ${{\varphi }_{M}}-{{\varphi }_{1}}=k2\pi $.

Điểm M dao động ngược pha với nguồn 1 khi ${{\varphi }_{M}}-{{\varphi }_{1}}=\left( 2k+1 \right)\pi $.

Với dạng toán này ta xét một số trường hợp sau:

Dạng 1: Các điểm dao động cùng pha, ngược pha trên đường trung trực.

Bài toán: 

Tìm điểm M thuộc đường trung trực của AB, dao động cùng pha, ngược pha so với điểm A (B, trung điểm của AB ....).

Phương pháp giải:

TH1: Hai nguồn A, B dao động cùng pha với nhau

Giả sử ${{u}_{A}}=a\cos \left( \omega t \right),{{u}_{B}}=b\cos \left( \omega t \right)$ 

Khi đó: ${{u}_{AM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right);$ 

${{u}_{BM}}=b\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)$ 

$\Rightarrow {{u}_{M}}=\left( a+b \right)\cos \left( \omega t-\frac{2\pi .d}{\lambda } \right)$ 

PT tại O: ${{u}_{O}}=\left( a+b \right)\cos \left( \omega t-\frac{2\pi .OA}{2} \right)$.

Suy ra: Độ lệch pha giữa M và A và B là: $\Delta {{\varphi }_{M/A,B}}=\frac{2\pi d}{\lambda }.$ 

Độ lệch pha giữa M so với O là: $\Delta {{\varphi }_{M/O}}=\frac{2\pi \left( d-OM \right)}{\lambda }.$ 

Như vậy:

+) Điểm M dao động cùng pha với A (hoặc B) khi: $\frac{2\pi d}{\lambda }=k2\pi \Leftrightarrow d=k\lambda $.

+) Điểm M dao động cùng pha với điểm O khi: $d-OM=k\lambda \Rightarrow d=OM+k\lambda $.

+) Điểm M dao động  ngược pha với A khi: $d=\left( k+0,5 \right)\lambda $.

+) Điểm M dao động ngược pha với O khi: $d-OM=\left( k+0,5 \right)\lambda \Rightarrow d=OM+\left( k+0,5 \right)\lambda $.

TH2: Hai nguồn A, B dao động ngược pha: Giả sử: ${{u}_{A}}=a\cos \left( \omega t+\pi  \right),{{u}_{B}}=b\cos \left( \omega t \right)$

Khi đó: ${{u}_{AM}}=a\cos \left( \omega t+\pi -\frac{2\pi d}{\lambda } \right)$ và ${{u}_{BM}}=b\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)$ 

Suy ra ${{u}_{M}}={{u}_{AM}}+{{u}_{BM}}=-a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)+b\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)=\left( b-a \right)\cos \left( \omega t-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)$.

Với  $b=a$ thì điểm M không dao động (ta không xét).

Với $b>a$ thì ${{\varphi }_{M}}=-\frac{2\pi d}{\lambda }$.

Với $b<a$ thì ${{\varphi }_{M}}=\pi -\frac{2\pi d}{\lambda }$.

Dạng 2: Các điểm dao động CĐ, CT đồng thời cùng pha, ngược pha với nguồn trên AB.

Cách 1:

Xét 2 nguồn: ${{u}_{A}}={{u}_{B}}=a\cos \left( \omega t \right)\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} {{u}_{AM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi AM}{\lambda } \right) \\ {} {{u}_{BM}}=a\cos \left( \omega t-\frac{2\pi BM}{\lambda } \right) \\ \end{array} \right.$ 

Do đó ${{u}_{M}}={{u}_{AM}}+{{u}_{BM}}=2a\cos \left( \omega t-\frac{\pi .AB}{\lambda } \right)\cos \frac{\pi \left( MA-MB \right)}{\lambda }$.

Để tồn tại cực đại, cực tiểu đồng thời cùng pha, ngược pha với nguồn thì $AB=n\lambda $.

Khi đó: ${{u}_{M}}=2a\cos \left( \omega t-n\pi  \right)\cos \frac{\pi \left( MA-MB \right)}{\lambda }$.

Nếu n chẵn thì cực đại cùng pha với nguồn khi $MA-MB=2k\lambda $.

Nếu n lẻ thì cực đại cùng pha với nguồn khi: $MA-MB=\left( 2k+1 \right)\lambda $.

Cách 2: 

Vẽ hình và đếm

þ  Cực đại cùng pha (ngược pha) với nguồn.

Để tồn tại cực đại, cực tiểu đồng thời cùng pha, ngược pha với nguồn thì $AB=n\lambda $.

þ  Cực đại cùng pha (ngược pha) với trung điểm của AB.

+) Các điểm dao động cùng pha cách nhau $k\lambda .$.

+) Các điểm dao động ngược pha cách nhau $\left( k+0,5 \right)\lambda $.

+) Các điểm cực đại cách nhau $d=\frac{\lambda }{2}$, các điểm cực tiểu cách nhau $d=\frac{\lambda }{2}$.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Vật Lý Lớp 12