Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết trọng tâm tạo giống bằng pp gây đột biến

Lý thuyết trọng tâm tạo giống bằng pp gây đột biến

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN

Đột biến và phương pháp gây đột biến:

-          Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

-          Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên.

 

STUDY TIP

Đa số là đột biến gen lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống.

Phương pháp tạo đột biến:

-          Tạo đột biến bằng việc sử dụng các tác nhân vật lí.

-          Tạo đột biến bằng các tác nhân hóa học.

-          Tạo giống bằng phương pháp sốc nhiệt.

Đối tượng áp dụng:

Vi sinh vật: Phương pháp tạo giống sinh vật bằng gây đột biến đặc biệt hiệu quả vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên chúng nhanh chóng tạo ra các dòng đột biến.

Thực vật: Phương pháp gây đột biến được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm, hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.

Động vật: Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể nên rất khó xử lý. Chúng phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng các tác nhân lí hóa.

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:

Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

Bước 2: Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

 

Bước 3: Tạo dòng thuần chủng.

Một vài thành tựu trong chọn giống bằng phương pháp gây đột biến:

- Tạo được chủng nấm penicilium đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. Tạo được chủng vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần dạng ban đầu.

- Xử lý giống lúa Mộc Tuyền bằng tia gama tạo ra giống lúa MT1 chín sớm, cây thấp và cứng, chịu phân, chịu chua, năng suất tăng 15-25%. Lai giống có chọn lọc giữa 12 dòng đột biến từ giống ngô M1 tạo thành giống ngô DT6 chín sớm, năng suất cao, hàm lượng prôtêin tăng 1,5%, tinh bột giảm 4%.

-          Táo Gia Lộc xử lí NMU —> táo má hồng cho năng suất cao.

-          Đa bội hóa ở nho.

Hình 1.30. Đột biến thân lùn ở lúa

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Sinh Học Lớp 12