Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất của sắt (quan trọng)

Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất của sắt (quan trọng)

Phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất của sắt (quan trọng)

1/. Sắt bị oxi hóa thành hỗn hợp muối Fe(II) và Fe(III):

Do sắt có 2 hóa trị là 2 và 3, nên khi tác dụng với chất oxi hóa, tùy thuộc vào tỉ lệ số mol của các chất tham gia phản ứng, có thể tạo thành hỗn hợp 2 loại muối sắt.

a/. Trường hợp Fe phản ứng với AgNO3

Ví dụ: cho 0,15 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

0,15   0,3       0,15 mol

AgNO3 còn lại (0,4 – 0,3) = 0,1 mol, sẽ oxi hóa tiếp Fe(NO3)2

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

0,1       0,1        0,1 mol

Dung dịch thu được có Fe(NO3)2: 0,05 mol và Fe(NO3)3: 0,1 mol

Tổng quát: Nếu tỉ lệ mol AgNO3 và Fe: $f=\frac{{{n}_{AgN{{O}_{3}}}}}{nF\text{e}}$

*  2 < f < 3: dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

*  f ≥ 3: dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)3

*  f ≤ 2: dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2

b/. Trường hợp Fe phản ứng với dung dịch HNO3: 

Ví dụ: Cho x mol bột Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO3. xác địng tỉ lệ x/y để dung dịch thu được chứa 2 muối Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Các phản ứng có thể xảy ra:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

a    4a               a mol

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

b      2b             3b mol

Gọi a, b lần lượt là số mol Fe tham gia các phản ứng.

Nếu có 2 muối, HNO3 hết và y = 4a.

Số mol Fe tham gia phản ứng: a + b = x

Ta có: $\frac{y}{x}=\frac{4\text{a}}{a+b}$ với điều kiện $0<2b<a$

Suy ra: $\frac{8}{3}<\frac{y}{x}<4$

Tổng quát: Nếu tỉ lệ số mol HNO3 và Fe: $f=\frac{{{n}_{HN{{O}_{3}}}}}{{{n}_{F\text{e}}}}$

- $\frac{8}{3}<\text{f}<4$ : dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

- $\text{f}\ge \text{4}$ : dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)3

- $\text{f}\le \frac{8}{3}$: dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2

2/. Xác định công thức của oxit sắt:

Đặt công thức của oxit sắt là FexOy. Các trường hợp thường gặp:

FexOyFeOFe2O3Fe3O4
$\frac{x}{y}=?$1$\frac{2}{3}$$\frac{3}{4}$
> 0,75…< 0,75…$\frac{2}{3}<\frac{x}{y}<1$
Hòa tan với HCl, H2SO4 (l)Chỉ tạo Fe2+Chỉ tạo Fe3+Tạo hỗn hợp Fe2+ và Fe3+.

3/. Các phản ứng chuyển đổi Fe(II) thành Fe(III) và ngược lại:

a/. Fe(II) thành Fe(III): 

Các chất oxi hóa mạnh: Cl2, Br2, O2, HNO3, H2SO4 đ, Ag+, KMnO4 oxi hóa các hợp chất Fe(II) lên hợp chất Fe(III).

2FeCl2 + Fe → 2FeCl3

6FeCl2 + 3Br2 → 4FeCl3 + 2FeBr3

6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + H2O

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3

FeCl2 + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag + 2AgCl

b/. Fe(III) thành Fe(II): 

Các chất khử: Fe, Cu, CO, I-, H2S, [H], Sn2+ có thể khử hợp chất Fe(III) thành Fe(II)

2Fe3+ + SO2 + 2H2O → 2Fe2+ + $SO_{4}^{2-}$ + 4H+

2Fe3+ + Sn2+ → 2Fe2+ + Sn4+

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

2FeCl3 + 2HI → 2FeCl2 + I2 + 2HCl

c/. Vài phản ứng tổng quát: 

FexOy + 2yHI → xFeI2 + (y-x)I2 + yH2O

3FexOy + (12x-2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O

2FexOy + (6x-2y)H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 + (6x-2y)H2O

4Fe(OH)n + (3-n)O2 + (6-2n)H2O → 4Fe(OH)3

(5x-2y)FeO + (16x-6y)HNO3 → (5x-2y)Fe(NO3)3 + NxOy + (8x-3y)H2O

Luyện bài tập vận dụng tại đây!