Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp giải nhanh dạng bài tìm số loại kiểu gen số loại kiểu hình tỉ lệ kiểu hình khi đã biết kiểu gen của p có bài tập minh họa

Phương pháp giải nhanh dạng bài tìm số loại kiểu gen số loại kiểu hình tỉ lệ kiểu hình khi đã biết kiểu gen của p có bài tập minh họa

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH DẠNG BÀI TÌM SỐ LOẠI KIỂU GEN, SỐ LOẠI KIỂU HÌNH, TỈ LỆ KIỂU HÌNH KHI ĐÃ BIẾT KIỂU GEN CỦA P

Bài 4: Một loài động vật, xét phép lai P: XABDXabd × XAbdY, thu được F1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở đời F1 sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Lời giải chi tiết

 Công thức giải nhanh

 Khi gen nằm trên NST giới tính thì trong một phép lai:

 - Số loại kiểu gen của đời con = số giao tử của cơ thể XX nhân với số loại giao tử của cơ thể XY.

 - Số loại kiểu hình được tính theo từng giới tính, sau đó cộng lại.

 

Giải thích công thức:

 - Vì gen nằm trên NST giới tính cho nên giao tử của giới XY không giống với giao tử của giới XX. Ở bất kì phép lai nào, khi giao tử của giới đực khác với giao tử của giới cái thì số loại kiểu gen ở đời con = số loại giao tử đực × số loại giao tử cái.

 - Số loại kiểu hình = tổng số loại kiểu hình của hai giới vì có yếu tố giới tính. 

 Vận dụng để tính:

 Cơ thể XABDXabd giảm phân có hoán vị gen thì tối đa cho 8 loại giao tử. 

 Vận dụng công thức giải nhanh ® số loại kiểu gen ở đời con = 2 x 8 =16 loại kiểu gen.

 Số loại kiểu hình được tính theo từng giới tính, sau đó cộng lại.

 Phép lai XABDXabd × XAbdY thì ở đời con có:

 - Giới XY có số kiểu hình = số loại giao từ của cơ thể XABDXabd = 8 loại giao tử.

 - Giới XX có số kiểu hình: XABDXabd × XAbdY.

 Về tính trạng do gen A quy định thì ở giới XX chỉ có 1 kiểu hình A-; Tính trạng do gen B quy định thì ở giới XX có 2 kiểu hình là B- và bb; Tính trạng do gen D quy định thì ở giới XX có 2 kiểu hình là D- và dd. ® Số loại kiểu hình ở giới XX = 1 × 2 × 2 = 4 kiểu hình.

 ® Tổng số kiểu hình của phép lai = 8 + 4 = 12 kiểu hình.

Bài 5: Một loài động vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀XAbXaB × ♂XAbY, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến và tần số hoán vị 40%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể đực ở F1 thì cá thế mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh.

Khi gen liên kết giới tính X, không có alen trên Y thì ở giới dị giao tử (giới XY) của F1, tỉ lệ các loại kiểu hình đúng bằng tỉ lệ các loại giao tử của cơ thế XX ở thế hệ P.

 

 

 

 

 

 

Chứng minh công thức:

 - Trường hợp chỉ có 1 gen liên kết giới tính:

 Bài tập phép lai XAXa × XAY thì ở đời con, giới XY sẽ có tỉ lệ kiểu hình đúng bằng tỉ lệ giao tử của cơ thể XAXa.

 Mở rộng: Giả sử có nhiều cơ thể thuộc giới XX và cho 2 loại giao tử là XA và Xa với tỉ lệ mXA và nXa thì kiểu hình của giới XY ở đời con sẽ có tỉ lệ mXAY và nXaY.

 Cơ thể XAY sẽ cho giao tử Y và giao tử XA.

 Đời F1:

 

mXA

nXa

Y

mXAY

nXaY

 

 - Trường hợp có 2 gen liên kết giới tính:

 Bài tập phép lai XABXab × XABY thì ở đời con, giới XY sẽ có tỉ lệ kiểu hình đúng bằng tỉ lệ giao tử của cơ thể XABXab.

 Cơ thể XABXab sẽ có 4 loại giao tử với tỉ lệ là mXAB; mXab, nXAb, nXaB.

 Cơ thể XABY sẽ cho giao tử Y và giao tử XAB.

 Đời F1:

 

mXAB

mXab

nXAb

nXa

Y

mXABY

mXabY

nXAbY

nXaBY

 

 Cơ thể cái có kiểu gen XAbXaB và có tần số hoán vị 40% cho nên sẽ có 4 loại giao tử với tỉ lệ là 

0,3XAb ; 0,3XaB; 0,2XAB; 0,2Xab.

 - Tỉ lệ kiểu hình ở giới đực (giới XY) là 0,3 : 0,3 : 0,2 : 0,2.

 ® Trong số các cá thể đực, cá thể mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 0,2 = 20%.

 

Bài 6: Ở một loài thú, A quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp; B quy định có sừng trội hoàn toàn so với b quy định không sừng; cả hai cặp gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho con đực chân cao, có sừng giao phối với con cái dị hợp về 2 cặp gen (P), thu được F1 có 10% cá thể đực chân thấp, không sừng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1, con cái dị hợp hai cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh

Phép lai XABXab × XABY (hoặc XAbXaB × XABY) thu được F1. Ở F1, kiểu gen thuần chủng (XABXAB) có tỉ lệ = tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen (XABXab) = tỉ lệ kiểu gen XabY = tỉ lệ kiểu gen XABY.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chứng minh:

 - Cơ thể XABXab giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ mXAB, mXab, nXAb, nXaB (nếu không có hoán vị gen thì n = 0).

 - Cơ thể XABY sẽ cho 2 loại giao tử là 1XAB và 1Y.

 - Quá trình thụ tinh sẽ sinh ra đời con:

 

mXAB

mXab

nXAb

nXaB

1XAB

mXABXAB

MxAB Xab

nXABXAb

NxABXaB

1Y

mXABY

mXabY

nXAbY

nXaBY

 ® Nhìn vào kết quả ở đời con, chúng ta thấy: Kiểu gen XABXAB có tỉ lệ = tỉ lệ kiểu gen XABXab = tỉ lệ kiểu gen XabY = tỉ lệ kiểu gen XABY.              

 Vận dụng công thức ở trên, ta có: Con đực chân thấp, không sừng có kiểu gen XabY có tỉ lệ = 10%. 

 ® Con cái có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen có tỉ lệ = 10%.

Bài 7: Ở một loài thú, cho con đực lông đen, chân cao giao phối với con cái lông đen, chân cao (P), thu được F1 có tỉ lệ 50% con cái lông đen, chân cao : 18% con đực lông đen, chân cao : 18% con đực lông xám, chân thấp : 7% con đực lông đen, chân thấp : 7% con đực lông xám, chân cao. Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, không có đột biến xảy ra.

a) Lấy ngẫu nhiên một con cái F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

b) Lấy ngẫu nhiên một con cái F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 1 cặp gen là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

 - Lông đen : lông xám = 3:1 ® A quy định lông đen; a quy định lông xám.

 - Chân cao : chân thấp = 3:1 ® B quy định chân cao; b quy định chân thấp.

 - Tỉ lệ kiểu hình ở giới đực ¹ tỉ lệ kiểu hình ở giới cái. ® Liên kết giới tính.

 - Tỉ lệ phân li kiểu hình là 50:18:18:7:7 ® Có hiện tượng hoán vị gen.

 ® Kiểu gen của P là XABXab × XABY.

 a) Lấy ngẫu nhiên một con cái F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng = tỉ lệ kiểu gen XABXAB : tỉ lệ con cái = tỉ lệ kiểu gen XABXAB : 0,5.

 Vì kiểu gen XABXAB có tỉ lệ = tỉ lệ của kiểu gen XabY = 18%.

 ® Xác suất = 18% : 0,5 = 36%.

 b) Lấy ngẫu nhiên một con cái F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 1 cặp gen = tỉ lệ kiểu gen (XABXAb + XABXaB) : tỉ lệ con cái = 2 lần tỉ lệ kiểu gen XABXAb : 0,5.

 Vì kiểu gen XABXAb có tỉ lệ = tỉ lệ của kiểu gen XAbY = 7%.

 ® Xác suất = 2 x 7% : 0,5 = 28%.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Sinh Học Lớp 12