Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số

Phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số

Xét tính đơn điệu của hàm số - phương pháp và lý thuyết

Định nghĩa về đồng biến nghịch biến:

Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số $v=f\left( x \right)$ xác định trên K.

■ Hàm số $y=f\left( x \right)$ đồng biến (tăng) nếu với mọi cặp ${{x}_{1}};\text{ }{{x}_{2}}$ thuộc K mà  thì $f\left( {{x}_{1}} \right)<f\left( {{x}_{2}} \right)$ tức là ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}\Leftrightarrow f\left( {{x}_{1}} \right)<f\left( {{x}_{2}} \right)$.

■ Hàm số $y=f\left( x \right)$ nghịch biến (giảm) nếu với mọi cặp ${{x}_{1}};\text{ }{{x}_{2}}$ thuộc K mà ${{x}_{1}}f\left( {{x}_{2}} \right)$ tức là ${{x}_{1}}f\left( {{x}_{2}} \right)$.

Bài tập minh họa có đáp án

Ví dụ 1:  Xét hàm số $y=f\left( x \right)=2x+1$

Xét ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}\Leftrightarrow 2{{x}_{1}}<2{{x}_{2}}\Rightarrow 2{{x}_{1}}+1<2{{x}_{2}}+1\Rightarrow f\left( {{x}_{1}} \right)<f\left( {{x}_{2}} \right)$ suy ra hàm số $y=f\left( x \right)=2x+1$ là một hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$.

Ví dụ 2: Hàm số $y=f\left( x \right)=-7x+2$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$, vì: Giả sử ${{x}_{1}}0\Rightarrow f\left( {{x}_{1}} \right)>f\left( {{x}_{2}} \right)$ suy ra hàm số $y=f\left( x \right)=-7x+2$ là một hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$.

Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là hàm số đơn điệu trên K.

Nhận xét: Từ định nghĩa trên ta thấy: $\forall {{x}_{1}};\text{ }{{x}_{2}}\in K$ và ${{x}_{1}}\ne \text{ }{{x}_{2}}$, thì hàm số

$f\left( x \right)$ đồng biến trên K $\Leftrightarrow \frac{f\left( {{x}_{2}} \right)-f\left( {{x}_{1}} \right)}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}>0$

$f\left( x \right)$ nghịch biến trên K $\Leftrightarrow \frac{f\left( {{x}_{2}} \right)-f\left( {{x}_{1}} \right)}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}<0$

Nếu hàm số đồng biến trên K thì đồ thị đi lên từ trái sang phải, nếu hàm số nghịch biến trên K thì đồ thị đi xuống từ trái sang phải.

Định lý về tính đơn điệu của hàm số

Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ có đạo hàm trên K.

  1. a) Nếu ${f}'\left( x \right)>0$ với mọi x thuộc K thì hàm số $f\left( x \right)$ đồng biến trên K.
  2. b) Nếu ${f}'\left( x \right)<0$ với mọi x thuộc K thì hàm số $f\left( x \right)$ nghịch biến trên K.

Tóm lại xét trên K $K:{f}'\left( x \right)>0\Rightarrow f\left( x \right)$ đồng biến; ${f}'\left( x \right)<0\Rightarrow f\left( x \right)$ nghịch biến.

Chú ý: Nếu ${f}'\left( x \right)=0\text{ }\left( \forall x\in K \right)$ thì hàm số $y=f\left( x \right)$là hàm số không đổi trên K.

ĐỊNH LÝ MỞ RỘNG

Giả sử hàm số $y=f\left( x \right)$ có đạo hàm trên K. Nếu ${f}'\left( x \right)\ge 0\left( {f}'\left( x \right)\le 0 \right),\text{ }\forall x\in K$ và ${f}'\left( x \right)=0$chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K.

Ví dụ: Xét hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+3x+10$ thì ${y}'=3{{x}^{2}}-6x+3=3{{\left( x-1 \right)}^{2}}\ge 0$, dấu bằng xảy ra chỉ tại điểm $x=1$ do đó hàm số đã cho đồng biến trên $\mathbb{R}$.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Toán Lớp 12