Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

POLIME là gì? Lý thuyết đại cương POLIME cấu tạo tên gọi tính chất

POLIME là gì? Lý thuyết đại cương POLIME cấu tạo tên gọi tính chất

POLIME là gì? Lý thuyết đại cương POLIME cấu tạo, tên gọi, tính chất 

1 - Khái niệm về POLIME. 

 -  Polime là những  hợp  chất có phân tử  khối  rất  lớn  do  nhiều đơn vị  cơ sở  (gọi là các mắc xích) liên kết  lại  với nhau. 

 - Ví dụ

- Chỉ số n  gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa n càng lớn thì phân tử khối của polime càng cao.

- Trong phản ứng

    H2N  -[CH2]5 – COOH : gọi là monome (phân tử nhỏ) 

    ––H N  - [ C2H5  ] - C O––  : gọi là một mắc xích.

2 – Các đọc tên polime.  

Poli ghép tên monome tương ứng. 

Nếu tên monome có hai cụm từ trở lên thì nằm trong dấu ( ). 

Ví dụ

3 - Phân loại polime. 

- Dựa theo nguồn gốc : 

  * Con người tạo ra : Polime tổng hợp, như poli etilen… 

  * Có sẵn trong tự nhiên : Polime thiên nhiên, như tinh bột, xenlulozơ… 

* Có sẵn trong tự nhiên nhưng con người chế biến lại môt phần : Polime bán tổng hợp, như tơ visco, tơ axetat 

- Dựa theo phương pháp tổng hợp : 

  * Điều chế bằng phương pháp trùng hợp : Polime trùng hợp, như poli etilen 

  * Điều chế bằng phương pháp trùng ngưng : Polime trùng ngưng, như tơ nilon – 6,6. 

4 – Đặc điểm cấu tạo của Polime 

Polime có  

  - Mạch không phân nhánh , như amilozơ của tinh bột. 

  - Mạch phân nhánh, như amilopectin của tinh bột, glicogen… 

  - Mạch không gian, như cao su lưu hóa, nhựa bakelit…  

5 – Tính chất vật lý của Polime

 - Hầu hết polime là chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi. Có nhiệt nóng chảy không xác định. 

 - Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi 

 - Nhiều polime cách nhiệt, cách điện, bán dẫn, dai bền… 

 - Nhiều polime trong suốt, không giòn : thủy tinh hữu cơ. 

6 – Tính chất hóa học của Polime

a- Phản ứng cắt mạch. 

- Các polime  có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, như 

 Tinh bột, xenlulozơ thủy phân thành glucozơ 

 Polipeptit, poliamit thủy phân thành các amino axit 

- Polime trùng hợp bị nhiệt phân thành polime ngắn hơn hoặc monome ban đầu.

b- Phản ứng cộng ở polime không no.

c – Phản ứng tăng mạch cacbon.

7 – Phương pháp điều chế polime

a- Phương pháp trùng hợp. 

- Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polime (phân tử lớn). 

- Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng hợp :  

 * Phân tử phải có liên kết đôi, như CH2 = CH2 ; C6H5 – CH = CH2 ; CH2 = CH – Cl … 

 * Phân tử có vòng kém bền, như 

 Ví dụ

b- Phương pháp trùng ngưng. 

-  Là quá trình cộng  hợp  nhiều  monome  (phân tử  nhỏ)  tạo  thành polime (phân tử  lớn)  đồng  thời  giải phóng ra nhiều phân tử nhỏ khác như H2O. 

  Ví dụ

- Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng ngưng. 

 * Monome phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng hóa học  

    như : - NH2, - OH, - COOH… 

 Ví dụ

 HOOC – C6H4 – COOH ; axit terephtalic 

 H2N – CH2 – COOH ; axit amino axetic 

 HO – CH2 – CH2 – OH ; etylen glicol 

8 – Úng dụng của Polime

-  Hầu hết polime dùng để sản xuất vật liệu polime phục vụ cho đời sống   

Luyện bài tập vận dụng tại đây!