Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tóm tắt lý thuyết đồng Cu -Vị trí cấu tạo tính chất vật lí hóa học.

Tóm tắt lý thuyết đồng Cu -Vị trí cấu tạo tính chất vật lí hóa học.

Tóm tắt lý thuyết đồng Cu -Vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí hóa học.

I. Vị trí, cấu tạo, tính chất vật lý của đồng Cu

  1. Vị trí của đồng

  • Là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29, Kí hiệu Cu → $_{29}^{64}Cu$
  • Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: [Ar] 3d104s1.
  • Trong các hợp chất đồng có soh phổ biến là: +1; +2.
  • Cấu hình e của: Ion Cu+ : [Ar] 3d1  Ion Cu2+: [Ar] 3d9

2. Cấu tạo của đơn chất đồng

  • Đồng có bán kính nguyên tử nhỏ hơn kim loại nhóm IA 
  • Ion đồng có điện tích lớn hơn kim loại nhóm IA 
  • Kim loại đồng có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc → liên kết trong đơn chất đồng bền vững hơn. 

3. Một số tính chất khác của đồng: 

  • Bán kính nguyên tử: 0,128 (nm). 
  • Bán kính các ion Cu2+: 0,076(nm); Cu+: 0,095 (nm) 
  • Độ âm điện: 1,9 
  • Năng lượn ion hóa I1, I2: 744; 1956 (KJ/mol) 
  • Thế điện cực chuẩn: E0Cu2+/Cu: +0,34(V). 

II. Tính chất vật lí của đồng Cu  

  • Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng. 
  • Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc = 10830

III. Tính chất hóa học của đồng Cu: 

Cu là kim loại kém hoạt động; có tính khử yếu. 

1. Đồng Phản ứng với phi kim: 

  • Khi đốt nóng  2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit) 
  • Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng. 

PT:  Cu + Cl2 → CuCl2 (đồng clorua)     

       Cu + S → CuS (đồng sunfua). 

2. Đồng Tác dụng với axit:  

a. Với HCl, H2SO4(l):  

Không phản ứng nhưng nếu có mặt O2 của không khí thì Cu bị oxi hóa → Cu2+  

PT:    2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O. 

   2Cu + 2H2SO4 (l) + O2 → 2CuSO4 + 2H2

b. Với HNO3, H2SO4 đặc nóng:

  $3\overset{0}{\mathop{C}}\,u\ +\ 8\overset{+5}{\mathop{HN{{O}_{3}}}}\,\left( 1 \right)\ \to \ 3\overset{+2}{\mathop{Cu}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}+2\overset{+2}{\mathop{NO}}\,\uparrow \ +\ 4{{H}_{2}}O$

  $\overset{0}{\mathop{C}}\,u\ +\ 4\overset{+5}{\mathop{HN{{O}_{3}}}}\,\ $(đ) $\to \ \overset{+2}{\mathop{Cu}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}+2\overset{+4}{\mathop{N{{O}_{2}}}}\,\uparrow \ +\ 2{{H}_{2}}O$

  $\overset{0}{\mathop{C}}\,u\ +\ 2{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{\text{S}{{O}_{4}}}}\,\ $(đ,n) $\to \ \overset{+2}{\mathop{Cu}}\,{{\left( S{{O}_{3}} \right)}_{2}}+2\overset{+4}{\mathop{S{{O}_{2}}}}\,\uparrow \ +\ 4{{H}_{2}}O$

3. Đồng Tác dụng với dung dịch muối:

Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối → kim loại tự do 

 TD: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓         Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓

 

Luyện bài tập vận dụng tại đây!