Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tóm tắt Tính chất Hóa học của Kim Loại đầy đủ

Tóm tắt Tính chất Hóa học của Kim Loại đầy đủ

Tóm tắt Tính chất Hóa học của Kim Loại đầy đủ

♦  Trong một chu kì: Bán kính nguyên tử của nguyên tố kim loại < bán kính nguyên tử của nguyên tố phi kim. 

♦  Số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. 

  ⇒ Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. 

M → Mn+ + ne

1. Kim loại Tác dụng với phi kim  

a. Tác dụng với clo

  $2\overset{0}{\mathop{F\text{e}}}\,\ +\ 3\overset{0}{\mathop{C{{l}_{2}}}}\,\xrightarrow{{{t}^{0}}}2\overset{+3}{\mathop{F\text{e}}}\,\overset{-1}{\mathop{C{{l}_{3}}}}\,$

b. Tác dụng với oxi

 $2\overset{0}{\mathop{Al}}\,+3{{\overset{0}{\mathop{O}}\,}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2\overset{+3}{\mathop{A{{l}_{2}}}}\,\overset{-2}{\mathop{{{O}_{3}}}}\,$

 $3\overset{0}{\mathop{F\text{e}}}\,+2\overset{0}{\mathop{{{O}_{2}}}}\,\xrightarrow{{{t}^{0}}}{{\overset{+8/3}{\mathop{F\text{e}}}\,}_{3}}\overset{-2}{\mathop{{{O}_{4}}}}\,$

c. Tác dụng với lưu huỳnh

 ♦ Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần đun nóng.

  $\overset{0}{\mathop{F\text{e}}}\,\ +\ \overset{0}{\mathop{\text{S}}}\,\xrightarrow{{{t}^{0}}}\overset{+2}{\mathop{F\text{e}}}\,\overset{-2}{\mathop{\text{S}}}\,$

  $\overset{0}{\mathop{Hg}}\,\ +\ \overset{0}{\mathop{\text{S}}}\,\to \overset{+2}{\mathop{Hg}}\,\overset{-2}{\mathop{\text{S}}}\,$

2. Kim loại tác dụng với dung dịch axit 

a. Dung dịch HCl, H2SO4 loãng

 $\overset{0}{\mathop{F\text{e}}}\,+2\overset{+1}{\mathop{H}}\,Cl\to \overset{+2}{\mathop{Fe}}\,C{{l}_{2}}+\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,$

b. Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: 

Phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)

 $3\overset{0}{\mathop{Cu}}\,+8\overset{+5}{\mathop{HN{{O}_{3}}}}\,$(loãng) $\to 3\overset{+2}{\mathop{Cu}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}+2\overset{+2}{\mathop{NO}}\,+4{{H}_{2}}O$

 $\overset{0}{\mathop{Cu}}\,+2\overset{+6}{\mathop{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}\,$ (đặc) $\to \overset{+2}{\mathop{C}}\,uS{{O}_{4}}+\overset{+4}{\mathop{S}}\,{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$

3. Tác dụng với nước 

♦  Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường.  

♦  Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,…). Các kim loại còn lại không khử được H2O.

 $2\overset{0}{\mathop{Na}}\,+2\overset{+1}{\mathop{{{H}_{2}}O}}\,\to 2\overset{+1}{\mathop{Na}}\,OH+\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}}\,$

4. Tác dụng với dung dịch muối: 

Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

 $\overset{0}{\mathop{Fe}}\,+\overset{+2}{\mathop{Cu}}\,S{{O}_{4}}\to \overset{+2}{\mathop{Fe}}\,S{{O}_{4}}+\overset{0}{\mathop{Cu}}\,$

Luyện bài tập vận dụng tại đây!