Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài giảng Miêu tả và biếu cảm trong bài văn tự sự

Bài giảng Miêu tả và biếu cảm trong bài văn tự sự

I. MIỂU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Khái niệm miêu tả và biểu cảm

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe/đọc/xem có thể hình dung ra sự việc/hiện tượng/con người hiện lên sinh động, chân  thực như đang ở trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự việc/sự việc/hiện tượng/con người trong đời sống.

2. Mục đích của việc sử dụng miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

- Trong văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ nhằm mục đích giúp việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn.

- Miêu tả trong văn bản miêu tả nhằm mục đích tái hiện đối tượng cho rõ, cho hay.

- Biểu cảm trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích bày tỏ cho xúc động, lôi cuốn những tình cảm, cảm xúc của con người.

II. QUAN SÁT, LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

     Để làm tốt việc miêu tả, ngoài việc quan sát kĩ càng đối tượng, người miêu tả còn cần liên tưởng và tưởng tượng.

- Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có tính liên quan

- Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng

- Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10