Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài giảng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Bài giảng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi – đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm.

Ví dụ: Phỏng vấn Chủ tịch nước, phỏng vấn người nổi tiếng,…

- Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh

2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

a. Chuẩn bị phỏng vấn

- Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn chuẩn bị, xem xét lên kế hoạch để lựa chọn, sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn. Vì chúng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn…

- Để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin mong muốn:

+ Ta cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp có - không; đúng - sai.

+ Ta nên đặt câu hỏi hay và khai thác được nhiều thông tin từ người được phỏng vấn.

b. Tiến hành phỏng vấn

- Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối". Nhằm:

+ Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc. Tăng sự tương tác giữa 2 bên.

+ Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.

+ Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn và để có thể khai thác thêm được những thông tin cần thiết.

- Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhiên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.

- Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

c. Biên tập sau khi phỏng vấn

- Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực. Người phỏng vấn có thể sửa lại câu trả lời cho ngắn gọn nhưng không thay đổi ý của người được phỏng vấn.

- Nếu có điều kiện thì ta nên ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.

- Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn.

3. Những yêu cầu cơ bản đối với người trả lời phỏng vấn

- Người trả lời phỏng vấn cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực, phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả lời phải rõ ràng và cố gắng được trình bày sao cho hấp dẫn.

- Trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời đều phải giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau.

4. Ví dụ

Phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020:

 Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, theo phương án được đưa ra tại cuộc họp ngày 21/4, kỳ thi năm nay có được gọi là kỳ thi THPT quốc gia nữa hay không? Mục đích của kỳ thi năm nay là gì?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Do bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019-2020 đã phải điều chỉnh, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố tinh giản chương trình học kỳ 2 và triển khai dạy học qua Internet và trên truyền hình. Cũng vì dịch bệnh Covid - 19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học đã có hiệu lực thi hành (Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ 01/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020). Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11