Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài giảng Văn bản

Bài giảng Văn bản

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

- Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.

- Đặc điểm:

Ví dụ: văn bản sau

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".

⇒ Nhận xét:

     + Về nội dung: Văn bản có một chủ đề nhất định. Các câu, các đoạn gắn kết với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề (chủ đề: tinh thần đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết)

     + Về hình thức: Các câu trong văn bản có những mối liên hệ, quan hệ nhất định. Toàn bộ mối quan hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản. Cấu trúc đó chỉ ra vị trí của các câu và sự liên hệ của chúng với các câu xung quanh.

     + Tính mạch lạc của văn bản thể hiện ở các phương tiện liên kết câu, các phần với nhau để tạo nên văn bản (văn bản trên có sự sắp xếp cá từ ngữ, các phần "một cây - ba cây", "lên non - lên hòn núi cao" với nhau hợp lí, chặt chẽ để tạo nên văn bản)

- Những đặc điểm cơ bản của một văn bản:

     + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

     + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

     + Văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

     + Văn bản có mục đích giao tiếp nhất định.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN

Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân loại văn bản như sau:

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí....)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch...)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học...)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết...)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn....)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí ( bản tin, bài phóng sự...)

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10