Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

DÀN Ý CHI TIẾT

1. Mở bài:

     - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến.

     - Khái quát về hình tượng người lính trong thơ văn kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài: Cảm nhận vẻ đẹp của người lính Tây Tiến

     * Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: Điều này thể hiện ở chất hào hoa, lãng mạn, thanh lịch của những chàng trai đất Hà Thành:

        + Dù chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt nhưng họ vẫn nhạy cảm trước những hình ảnh đẹp nên thơ, tinh tế của cảnh và người: một làn sương mờ ảo; một dáng hoa lau phất phơ; những đêm hội đuốc hoa với những xiêm áo rực rỡ, điệu bộ e ấp của những cô gái vùng cao.

        + Cuộc sống và chiến đầu của họ gian khổ, thường xuyên phải đối mặt với tử thần nhưng người lính vẫn lạc quan, yêu đời, gửi niềm tin vào cuộc sống, vào chiến thắng, vẫn mơ về những nét đẹp, thanh lịch, dịu dàng của những cô gái đất Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng…dáng kiều thơm”

     * Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng:

        + Hoàn cảnh xuất hiện của họ được xây dựng từ đời sống, môi trường chiến đấu rất phi thường: đó là bối cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ, dữ dội, hiểm trở với đủ núi cao, vực thẳm, sông dài, mưa nguồn, thú dữ…Giữa bối cảnh phi thường, dữ dội như vậy khiến người lính cũng trở nên thật phi thường.

        + Trên cái nền thiên nhiên hoang vu hiểm trở, hùng vĩ đó, người lính Tây Tiến thật oai phong, lẫm liệt và phi thường:

          > Phi thường trước hết ở sự gian khổ, cùng cực: ăn đói, mặc rách, bệnh tật, sốt rét rừng đến da xanh trọc đầu:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

          > Người lính Tây Tiến còn phi thường và tràn đầy khí phách ở chỗ họ có thái độ, tư thế hiên ngang trước cái chết:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

… “Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

=> Chính điều đó đã làm cho cái chết của người lính có bi mà không lụy, vẫn đẹp và hào hùng.

     * Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp lãng mạn, sử dụng ngôn ngữ thuần Việt xen lẫn Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, hào hùng, âm hưởng ngợi ca.

3. Kết bài

     - Nêu cảm nhận chung, suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính Tây Tiến.

     - Có thể liên hệ với hình ảnh người lính trong các văn bản khác.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 12