Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Hợp chất của sắt

Hợp chất của sắt

I. HỢP CHẤT SẮT (II)

- Hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

1. Sắt (II) oxit: FeO

- FeO là oxit bazơ: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

- FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh như H2, CO, Al,... :  FeO + H2 → Fe + H2O

- FeO là chất khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc, nóng  

   FeO $\xrightarrow{HN{{O}_{3}},{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,(d,{{t}^{o}})}$ dung dịch muối Fe3+:  

PTHH: 3FeO + 10HNO3 $\xrightarrow{{}}$ 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

2. Sắt (II) hiđroxit: Fe(OH)2 là chất rắn màu trắng hơi xanh, là bazơ không tan trong nước

- Fe(OH)2 bị oxi hóa trong không khí : Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3

                                                              (trắng xanh)                     (nâu đỏ)

- Fe(OH)2 dễ bị nhiệt phân:

         + Trong chân không : Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeO + H2O

         + Trong không khí: 4Fe(OH)2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3 + 4H2O

3. Muối sắt (II)

- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III) :  Muối Fe2+  $\xrightarrow{oxh}$ muối Fe3+       

2FeCl2  +  Cl2 $\xrightarrow{{}}$  2FeCl3

lục nhạt                  vàng nâu

10FeSO4  + 2KMnO4  + 8H2SO4  $\xrightarrow{{}}$ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4  +  8H2O

(dung dịch màu tím hồng)                                          (dung dịch màu vàng)

II. HỢP CHẤT SẮT (III)

- Ion Fe3+ nhận 1 hoặc 3e để trở thành Fe2+ hoặc Fe => tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa

- Các hợp chất sắt (III) tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng không sinh ra khí

1. Sắt (III) oxit: Fe2O3

- là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- là oxit bazơ, dễ tan trong axit mạnh: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

- là chất oxi hóa:   Fe2O3  $\xrightarrow{+Al,{{H}_{2}},CO,C}$  Fe

PTHH: Fe2O3 + Al $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ Al2O3  +  2Fe

Muối Fe3+  $\xrightarrow{+Fe(Cu)}$ muối Fe2+ :        2FeCl3    +   Fe    $\xrightarrow{{}}$  3FeCl2

                                                    2FeCl3    +   Cu   $\xrightarrow{{}}$   2FeCl2   +  CuCl2

       Lưu ý: + Fe3O4 là hỗn hợp FeO và Fe2O3

2. Sắt (III) hiđroxit: Fe(OH)3

- là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.

- là bazơ, dễ tan trong axit mạnh: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

- bị nhiệt phân tạo thành oxit: 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ Fe23 + 3H2O

3. Muối sắt (III)

- có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II)

PTHH: Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

             2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

- Các muối sắt (III) bị thủy phân trong môi trường kiềm

PTHH: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 12