Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết về các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Lý thuyết về các phương châm hội thoại (tiếp theo)

I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

1. Khái niệm

- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

2. Ví dụ

ĐIẾC

Hai ông bạn đang nói chuyện,một ông nói: Này! Ông vào nhà chưa vậy?

Ông kia ngóc đầu lên trả lời: Tôi làm gì có hào nào?

Ông kia giận dữ: Đồ điếc!

Ông bạn bình thản: Tôi có tiếc gì ông đâu?

=> Vi phạm phương châm quan hệ, mỗi người nói một nội dung khác nhau.

II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

1. Khái niệm

- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

2. Ví dụ

- Thành ngữ “Nói bóng nói gió”: không nói thẳng, trực tiếp, mà nói xa xôi hoặc mượn chuyện khác để nói cho người ta tự suy ngẫm mà hiểu ý.

=> Vi phạm phương châm cách thức

III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ

1. Khái niệm

- Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác

2. Ví dụ

“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”

- Danh tướng có địa vị xã hội cao hơn nhưng vẫn kính cẩn trước người thầy đã dạy mình năm xưa.

- Người thầy giáo già trước vị danh tướng cũng thể hiện sự tôn trọng khi gọi “thưa ngài,...”

=> Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 9