Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Một số bài toán về đồ thị hàm số bậc nhất

Một số bài toán về đồ thị hàm số bậc nhất

1. Hàm số cho dưới dạng khoảng

- Là hàm số có dạng: \(y = \left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right)\,\,\,khi\,\,\,x \in D\\g\left( x \right)\,\,\,khi\,\,\,x \in D'\end{array} \right.\)

- Vẽ đồ thị hàm số:

+ Vẽ đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) trên \(D\).

+ Vẽ đồ thị hàm số \(y = g\left( x \right)\) trên \(D'\).

+ Hợp hai đồ thị trên chính là đồ thị hàm số vần tìm.

Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}2x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x > 1\\ - x + 2\,\,\,khi\,\,\,x \le 1\end{array} \right.\)

Ta vẽ các đồ thị hàm số \(y = 2x\) trên \(\left( {1; + \infty } \right)\) và \(y =  - x + 2\) trên \(\left( { - \infty ;1} \right]\) như sau:

Phần đồ thị tô màu đỏ chính là đồ thị hàm số cần tìm.

Chú ý: Điểm mũi tên là thể hiện điểm \(\left( {1;2} \right)\) không thuộc đồ thị hàm số \(y = 2x\).

2. Hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối

- Là hàm số dạng \(y = f\left( x \right)\), trong biểu thức \(f\left( x \right)\) có chứa dấu giá trị tuyệt đối.

- Vẽ đồ thị hàm số:

+ Biến đổi hàm số đã cho thành hàm số cho dưới dạng khoảng bằng cách phá dấu giá trị tuyệt đối kèm theo điều kiện của \(x\).

+ Vẽ đồ thị hàm số sau khi biến đổi ta được đồ thị hàm số cần tìm.

Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số \(y = \left| x \right| - 2\).

Ta có: \(y = \left| x \right| - 2 = \left\{ \begin{array}{l}x - 2\,\,\,\,khi\,\,\,x \ge 0\\ - x - 2\,khi\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)

Vẽ đồ thị hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}x - 2\,\,\,\,khi\,\,\,x \ge 0\\ - x - 2\,khi\,\,\,x < 0\end{array} \right.\)  ta được:

Phần đồ thị tô màu đỏ là đồ thị hàm số \(y = \left| x \right| - 2\).

Điểm mũi tên \(\left( {0; - 2} \right)\) thể hiện nó không thuộc đồ thị hàm số \(y =  - x - 2\), tuy nhiên nó vẫn thuộc đồ thị hàm số \(y = x - 2\) nên khi hợp lại ta vẫn được đồ thị hàm số có đi qua điểm \(\left( {0; - 2} \right)\), tránh nhầm lẫn với ví dụ ở trên và kết luận điểm \(\left( {0; - 2} \right)\) không thuộc đồ thị hàm số là sai.

Chú ý: Khi vẽ hình, ta cũng có thể vẽ nét liền tại điểm \(\left( {0; - 2} \right)\) vì nó vẫn thuộc đồ thị hàm số.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 10