Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp giải bài tập độ điện li alpha

Phương pháp giải bài tập độ điện li alpha

* Khái niệm: Độ điện li \(\alpha \) của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)

$\alpha =\frac{n}{\,{{n}_{o}}}$

- Độ điện li \(\alpha \) của chất điện li khác nhau nằm trong khoảng \(0 < \alpha \) $\le $ 1.

  + Chất điện li mạnh có \(\alpha \) = 1

  + Chất điện li yếu có 0 < \(\alpha \) < 1

  + Chất không điện li có \(\alpha \) = 0

- Độ điện li thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm.

- Độ điện li phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.

- Ảnh hưởng của sự pha loãng đến sự điện li: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li đều tăng. Do sự pha loãng khiến cho các ion (+) và ion (-) của chất điện li rời xa nhau hơn, ít có điều kiện va chạm vào nhau để tạo lại phân tử, đồng thời sự pha loãng không làm cản trở đến sự điện li của các phân tử.

* Phương pháp giải

Dạng 1: Tính nồng độ các ion trong dung dịch chất điện li

+ Viết phương trình điện li của các chất.

+ Căn cứ vào dữ kiện và yêu cầu của đầu bài, biểu diễn số mol các chất trong phương trình theo từng thời điểm (ban đầu, phản ứng, cân bằng) hoặc áp dụng $C={{C}_{o}}.\alpha $

Dạng 2: Tính độ điện li $\alpha $ của dung dịch chất

+ Viết phương trình điện li của các chất.

+ Biểu diễn số mol các chất trong phương trình theo từng thời điểm (ban đầu, phản ứng, cân bằng)

+ Xác định nồng độ chất (số phân tử) ban đầu, nồng độ chất (số phân tử) ở trạng thái cân bằng, suy ra nồng độ chất (số phân tử) đã phân li (phương pháp ba dòng)

Ví dụ:

                     $HA\,\,\overset{{}}{\leftrightarrows}~\,\,{{H}^{+}}~\,\,+\,\,{{A}^{-}}$

Ban đầu:          a               0           0

Điện li:             x                x           x

Cân bằng:       a – x          x           x

=> độ điện li $\alpha =\frac{x}{a}$

Dạng 3: Tính pH của dung dịch khi biết độ điện li $\alpha $ và hằng số Ka, Kb

+ Viết phương trình điện li và sử dụng phương pháp ba dòng

+ Tính pH của dung dịch axit: Xác định nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch ở trạng thái cân bằng

=> pH = -log[H+]

+ Tính pH của dung dịch bazơ: Xác định nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch ở trạng thái cân bằng

=> pH = 14 – pOH = 14 + log[OH-]

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 11