Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp giải bài tập tổng hợp các quy luật di truyền và tính số loại kiểu gen tối đa trong quần thể

Phương pháp giải bài tập tổng hợp các quy luật di truyền và tính số loại kiểu gen tối đa trong quần thể

I. BÀI TẬP TÍCH HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

1. Bài toán thuận

Phương pháp chung:

  • Quy ước gen
  • Tách các cặp gen có quy luật di truyền khác nhau ra và Xét các phép lai riêng của chúng.
  • Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình chung.

2. Bài toán nghịch

Phương pháp chung:

  • Phân tích tỷ lệ từng tính trạng
  • Qui ước gen cho từng tính trạng
  • Xác định tỷ lệ của từng cặp tính trạng để tìm xem cặp gen nào di truyền theo quy luật nào.
  • Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu bài toán 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng nhưng tăng/giảm biến dị tổ hợp)
  • Xác định kiểu gen P.

(Chú ý: các kiểu tương tác vai trò A và B như nhau, ta lấy được cả hai trường hợp: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad hoặc Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, các kiểu tương tác mà vai trò của A khác B phải biện luận lấy 1 trường hợp).

II. SỐ LOẠI KIỂU GEN TỐI ĐA TRONG QUẦN THỂ

1. Xét trên các cặp NST thường thì ta có: 

  • Xét một gen có r alen thì số kiểu gen có thể được tạo ra từ gen đó là

Số kiểu gen = $C_r^1 + C_r^2 = \frac{{r(r + 1)}}{2}$

  • Nếu có n gen khác nhau các gen phân li độc lập và mỗi gen có r alen thì số kiểu gen là

Số kiểu gen  =  ${(\frac{{r(r + 1)}}{2})^n}$

Nếu có n gen khác nhau các gen phân li độc lập và  số alen (r) của mỗi gen là khác nhau thì tính số kiểu gen của từng locut  à nhân kết quả tính từng locut.

 Số kiểu gen=$(\frac{{{r_1}({r_1} + 1)}}{2}) \times ....... \times (\frac{{{r_n}({r_n} + 1)}}{2})$

  • Nếu n gen nằm trên cùng một NST và mỗi gen có r alen thì coi đó là một gen có số alen bằng tích của các alen của từng gen:

Số kiểu gen =   $\frac{{{r^n}({r^n} + 1)}}{2}$    

2. Xét cặp NST giới tính XX và XY thì ta có : 

  • Nếu 1 gen có r alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X thì ta có số kểu gen là 

Số kiểu gen  = $\frac{{r(r + 1)}}{2} + r = \frac{{r(r + 3)}}{2}$  

  • Nếu 1 gen có r alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y thì ta có số kiểu gen là  

Số kiểu gen =   $r$ 

  • Nếu 1 gen có r alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính thì tổng kiểu gen là:   

Số kiểu gen là =  $\frac{{r(r + 1)}}{2} + {r^2}$

Chú ý: Số kiểu giao phối tối đa có thể giữa các cá thể cùng loài về một hoặc hai gen = số kiểu gen ở giới đực × số kiểu gen ở giới cái.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 12