Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn Chiều tối siêu ngắn

Soạn Chiều tối siêu ngắn

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:

- Câu 2: Bản dịch thơ đã bỏ rơi nghĩa cô lẻ của đám mây

Ý cả câu bản dịch nghĩa là : chòm mây lẻ trôi chậm chậm

+ Bản dịch thơ: Chòm mây trôi nhẹ

=> không diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chậm chậm của chòm mây

- Câu 3:        

Sơn thôn thiếu nữ dịch thơ thành cô em làm mất sự trang trọng của câu thơ Đường, không phù hợp với phong cách nói của Bác

+ Dịch thừa chữ tối => Nó làm mất đi vẻ tự nhiên trong sáng tạo của Bác, cũng như mất đi ý vị "ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.

=> Bản dịch tuy trôi chảy nhưng làm mất đi sự tự nhiên và sáng tạo trong thơ Bác.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Thời gian: Chiều tối

+ Không gian: Bầu trời mênh mông

=> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.

- Hình ảnh (nhân hoá), mang tính tượng trưng, ước lệ.

Quyện điểu: con chim mỏi

Cô vân: chòm mây cô đơn

Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ

=> Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Tâm hồn luôn hướng về đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.

Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

Cô em…xay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc.

“ma bao túc…Bao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục

“Lò than…rực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc.

   “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ

- Ý nghĩa:

  + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày

  + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.

  + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

  + Niềm tin, niềm lạc quan.

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:

- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc

- Hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng,

- Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật, cô động, hàm súc đặc trưng cho lối nghê thuật cổ điển và kết hợp với nét hiện đại

- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. 



Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11