Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám siêu ngắn

Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám siêu ngắn

Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Về đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp xâm lược, chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhiều giai cấp mới ra đời hình thành lớp công chúng mới của văn học với những nhu cầu mới.

+ Nho học và chế độ phong kiến suy tàn, Tây học phát triển hình thành lực lượng sáng tác mới.

+ Báo chí, nghề in phát triển, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn:

b. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa phức tạp thành hai bộ phận với nhiều xu hướng. Sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học:

c. VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 phát triển với tốc độ mau lẹ.

Nguyên nhân:

- Sự thôi thúc của thời đại mới.

- Sức sống tiềm tàng của nền văn học dân tộc.

- Tầng lớp trí thức Tây học phát triển hùng hậu.

Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Về thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học VN:

-  Truyền thống yêu nước.

-  Truyền thống nhân đạo.

-  VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 đã có những đóng góp mới cho các truyền thống này:

  + Tinh thần yêu nước thời kì này gắn với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản.

  + Chủ nghĩa nhân đạo quan tâm tới những con người bình thường, gắn với sự thức tỉnh cá nhân, khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân nói riêng và con người nói chung.

  + Tinh thần dân chủ sâu sắc.

b. Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945:

-  Phóng sự

-  Truyện ngắn

-  Tiểu thuyết 

-  Thơ ca

-  Sự cách tân, hiện đại hóa tiểu thuyết:

   + Thoát khỏi đặc trưng của tiểu thuyết trung đại để mang những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại. 

         > Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

         > Không theo trình tự thời gian khách quan, kết thúc thường không có hậu, bỏ ước lệ theo lối tả thực, lời văn tự nhiên gần gũi.

         > Tác giả tiêu biểu có Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,…

   + Sự cách tân, hiện đại hóa thơ ca:

         > Thoát khỏi hệ thống quy định và đặc trưng thi pháp của thơ ca trung đại.

         > Đạt nhiều thành tựu lớn với phong trào Thơ mới

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11