Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn Nỗi oán của người phòng khuê siêu ngắn

Soạn Nỗi oán của người phòng khuê siêu ngắn

Câu 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

- Bài thơ Khuê oán có cấu tức độc đáo, theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ.

- Người khuê phụ có sự nhận thức: nhìn mình, khuê phụ đnag thấy tuổi trẻ bị “trôi” đi, về phía chinh phu thì thấy mọi thứ mịt mù thăm thẳm.

=> Hoàn cảnh ấy khiến cho người khuê phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

- Màu dương liễu là màu xanh của mùa xuân và tuổi trẻ. Ở Trung Quốc xưa kia, khi chia tay, người ở lại thường bẻ một cành liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm lưu luyến. Như vậy màu dương liễu có thể coi là màu chia li.

- Khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của người khuê phụ đã “hối hận” cho chồng ra trận vì lúc ấy nàng mới hiểu hết giá trị của sự chia li và sự phi lí của chiến tranh.

Câu 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài thơ không nhắc đến hai chữ ‘chiến tranh” nhưng chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người:

- Chiến tranh cướp đi tuổi trẻ của những người vợ, người mẹ

- Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống.

- Chiến tranh khiến người chinh phụ một mình lẻ bóng trên lầu cao ngóng đợi chinh phu.

Câu 4 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Học thuộc bài thơ.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10