Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn Văn bản văn học siêu ngắn

Soạn Văn bản văn học siêu ngắn

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương

Văn bản văn học là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương, đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu hướng thiện, thẩm mĩ

- Tiêu chí 2: Ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, thẩm mĩ cao, trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm xúc, đa nghĩa

- Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có thể loại nhất định, theo quy ước, cách thức thể loại

Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Văn học được cấu tạo từ ngôn từ, ta cần hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh tới hàm ẩn, từ nghĩa đen tới nghĩa bóng để có thể đi vào chiều sâu của văn bản

- Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta đi sâu vào hình tượng, hàm nghĩa để hiểu văn bản văn học. Ba tầng văn bản văn học không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau

- Ngôn từ hiển hiện rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn, nhưng hàm nghĩa mới là phần thu hút người đọc, tác phẩm có giá trị nhờ tầng hàm nghĩa

- Người đọc muốn hiểu được tầng hàm nghĩa cần phải biết phân tích, khái quát, suy luận

=> Đọc văn bản hiểu được tầng hàm nghĩa, nhưng hiểu tầng ngôn từ là bước cần để khám phá chiều sâu văn bản

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Học sinh muốn phân tích được, cần nắm hình tượng trong thơ, hiểu được ngôn từ, phân tích đặc điểm hình tượng, phân tích ý nghĩa hình tượng

b. Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, đoạn thơ để phân tích đặc điểm hình tượng, ý nghĩa hình tượng đó

c.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

- Hình tượng chiếc bánh trôi nước ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, mang vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn nhưng không được trân trọng

Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín văn bản văn học trong quá trình tiếp cận được người đọc dần nhận ra

- Muốn nhận hàm nghĩa văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…

- Hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng, hiểu đủ.

Ví dụ: Văn bản Làng: Chọn đề tài nói về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người nông dân yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, cách mạng

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

b. Hình tượng nhân vật:

+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

=> Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. 

- Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

- Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

b. 

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

b. Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

 

 

 

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10