Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tìm hiểu chung về tác phẩm Cố hương

Tìm hiểu chung về tác phẩm Cố hương

1. Xuất xứ

- Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923).

2. Tóm tắt tác phẩm

          Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người bạn đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (Từ đầu đến “Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

- Phần 2 (Tiếp đó đến “Sạch trơn như quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

- Phần 3 (Còn lại): Nhân vật  Tôi trên đường xa quê.

4. Giá trị nội dung

           Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

5. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 9