Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tìm hiểu chung về tác phẩm Em bé thông minh

Tìm hiểu chung về tác phẩm Em bé thông minh

1. Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lỗi lạc”): Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “láng giềng”): Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách.

- Đoạn 3 (Còn lại): Em bé trở thành trạng nguyên.

c. Thể loại: cổ tích

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

b. Giá trị nghệ thuật

- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.

- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6