Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tìm hiểu chung về văn bản Vào phủ chúa Trịnh

Tìm hiểu chung về văn bản Vào phủ chúa Trịnh

I. Tìm hiểu chung

1. Thượng kinh kí sự

Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chứ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

- Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô, được dẫn vào phủ chuá để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

2. Vào phủ chúa Trịnh

a. Tóm tắt

     Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mĩ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

b. Bố cục: 2 phần

     + Phần 1 ( Từ đầu đến “...xem mạch Đông cung cho thật kĩ” ): Cuộc sống nơi phủ chúa.

     + Phần 2 (còn lại ): Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật

1. Giá trị nội dung

Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực,  tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ chúa Trịnh. Qua đó người đọc thấy được tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trongcon người Lê Hữu Trác.

2. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Lê Hữu Trác:

- Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc mtả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo.

- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11