Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII

Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII

1. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc nhân nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong do quá trình khai hoang.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú: nhân ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp và khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay, …Nhân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế sản xuất.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. TÌNH HÌNH THỦ CÔNG NGHIỆP

3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG NGHIỆP

a, Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

b, Ngoại thương: phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, …

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức, các chúa cũng xem đây là nguồn thu nhập lớn.

4. SỰ HƯNG KHỞI CỦA CÁC ĐÔ THỊ

- Sự phát triển của kinh tế hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.

- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+ Đàng Ngoài:

/ Thăng Long (Kẻ chợ): gồm 36 phố phường và 8 chợ.

/ Phố Hiến (Hưng Yên): phát triển phồn thịnh với khoảng 2000 nóc nhà.

+ Đàng Trong:

/ Hội An (Quảng Nam): thành phố cảng lớn nhất Đảng Trong.

/ Thanh Hà (Phú Xuân - Huế): đô thị mới hình thành ở ven sông Hương do các thương nhân Trung Hoa thành lập có sự đồng ý của chúa Nguyên. Người đương thời gọi đây là “Đại Minh khách phố”.

- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 10