Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Vài nét cơ bản về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Vài nét cơ bản về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

1. Ví trị đoạn trích:

- Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).

- Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.

- Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

 

2. Bố cục đoạn trích: 2 phần

- Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.

- Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

b. Nghệ thuật

       Đoạn trích bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã). Những lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 9