Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau“ Nào đâu những đêm vàng

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau“ Nào đâu những đêm vàng

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lắng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Nhớ rừng, phân tích.

Giải chi tiết:

Căn cứ hình thức: Viết thành bài văn phân tích.

Căn cứ nội dung:

Mở bài: Nêu tác giả, tác phẩm

Thân bài:

- Giới thiệu được cảnh khu rừng được hiện lên gợi nhớ đến dĩ vãng ở đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. (Trích dẫn).

- Chỉ ra được biện phép tu từ được dùng trong đoạn thơ là phép tu từ điệp ngữ: từ “đâu những” và “ta” đều được lặp lại 5 lần; bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng; câu hỏi tu từ.

- Phân tích tác dụng:

+ Từ “đâu những” được lặp lại ở đầu câu thơ biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ về một thời quá khứ.

Điệp từ ta: thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đẹp thưở "vùng vẫy kỉ niệm xưa”.

+ Câu hỏi tu từ xuất hiện nối tiếp trong năm câu tạo nên nhạc, da diết, thể hiện sâu sắc tình thương nỗi nhớ của hùm thiêng sa cơ, nhớ rừng, tiếc nuối một thời oanh liệt.

- Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu hình tượng tạo nên một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp.

- Có thời gian nghệ thuật: đêm trăn, ngày mưa, bình minh, chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang san và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, lênh láng máu sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt.

- Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ.

- Nhưng cả đối thủ đáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một mảnh…

- Câu thơ "Ta đợi chết…gay gắt”, "bàn chân ngạo nghễ của con thú dữ như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó đã trùm kín cả vũ trụ. Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đền tột đỉnh.

- Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ ra diết tới đau đớn của con hổ. Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong tiếng than u uất: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? Đó cũng chính là tiếng thở dài của người dân mất nước lúc bấy giờ.

Kết bài: Tổng kết.

Ý kiến của bạn