Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử X là 58 hạt Tro

Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử X là 58 hạt Tro

Câu hỏi và phương pháp giải

Nhận biết

Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử X là 58 hạt. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,9 lần số hạt không mang điện.

a) Xác định số hiệu nguyên tử, số khối A, tên nguyên tố và viết kí hiệu nguyên tử của X.

b) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.

c) Viết công thức oxit và công thức hiđroxit cao nhất tương ứng của X.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 247

Phương pháp giải:

a)


Giả sử X có số p = số e = Z và số n = N.


+) Tổng các hạt cơ bản (p, n, e) → (1)


+) Số hạt mang điện (p, e) gấp 1,9 lần số hạt không mang điện (n) → (2)


Từ (1) (2) suy ra giá trị Z, N.


- Số hiệu nguyên tử Z.


- Số khối A = Z + N.


- Kí hiệu nguyên tử là ({}_Z^AX).


b)


- Từ số hiệu nguyên tử viết cấu hình e.


Cách viết cấu hình electron:


1. Xác định số electron của nguyên tử.


2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.


3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p…).


- Suy ra vị trí của nguyên tố trong BTH dựa vào cấu hình e:


*Chu kì: số lớp = số thứ tự chu kì


*Nhóm:


- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p ⟹ nhóm A


Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm


- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp d, f ⟹ nhóm B


Gọi n là tổng số e hóa trị của nguyên tố (n = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát ngoài cùng nếu nó chưa bão hòa)


+ n < 8 ⟹ nhóm nB


+ 8 ≤ n ≤ 10 ⟹ nhóm VIIIB


+ n > 10 ⟹ nhóm (n-10)B


c) Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit ứng với nó.

Giải chi tiết:

a)

Giả sử X có số p = số e = Z và số n = N.

+) Tổng các hạt cơ bản (p, n, e): p + e + n = 2Z + N = 58 (1)

+) Số hạt mang điện (p, e) gấp 1,9 lần số hạt không mang điện (n): 2Z = 1,9N (2)

Từ (1) (2) ta có hệ phương trình: (left{ begin{array}{l}2{rm{Z}} + N = 58\2{rm{Z}} - 1,9N = 0end{array} right. to left{ begin{array}{l}Z = 19\N = 20end{array} right.)

- Số hiệu nguyên tử Z = 19.

- Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39.

- Tên nguyên tố là kali.

- Kí hiệu nguyên tử là ({}_{19}^{39}K).

b)

- Cấu hình e của K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.

- Vị trí của K trong bảng tuần hoàn: Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA.

c)

Công thức oxit cao nhất là K2O.

Công thức hiđroxit tương ứng là KOH.

Ý kiến của bạn