Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ

Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

 

Có 4 phương pháp chính biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

            - Phương pháp kí hiệu.
            - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
            - Phương pháp chấm điểm.
            - Phương pháp bản đồ- biểu đồ.

            Ngoài ra còn có các phương pháp: kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng

1.Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng biểu hiện:

            Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
            Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Các dạng kí hiệu: Kí hiệu hình học; Kí hiệu chữ; Kí hiệu Tượng hình

 - Khả năng biểu hiện:
            Vị trí phân bố của đối tượng.
            Số lượng của đối tượng.
            Chất lượng của đối tượng.

- Ví dụ:

            Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta dùng ngôi sao có kích thước khác nhau

             Để thể hiện nhà máy điện là thủy điện hay nhiệt điện, dùng màu sắc xanh hoặc đỏ cho ngôi sao

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

- Khả năng biểu hiện:

            Hướng di chuyển của đối tượng.
            Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

- Ví dụ:

            Trên bản đồ tự nhiên: các mũi tên chỉ hướng gió, hướng dòng biển

             Trên bản đồ kinh tế - xã hội: các mũi tên chỉ luồng di dân, hướng vận chuyển hàng hóa, đường hành quân...

3. Phương pháp chấm điểm

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.

- Khả năng biểu hiện:

            Sự phân bố của đối tượng.
            Số lượng của đối tượng.

- Ví dụ: Trên bản đồ dân cư, một chấm có thể tương ứng 5000 người

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

- Khả năng biểu hiện:

            Số lượng của đối tượng.
            Chất lượng của đối tượng.
            Cơ cấu của đối tượng

- Ví dụ: Trên biểu đồ cây công nghiệp có thể có các biểu đồ cột ghép thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp của từng tỉnh

Tổng kết bài học:

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN ĐỊA Lớp 10