Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tụ điện

Tụ điện

I- TỤ ĐIỆN

1. Định nghĩa

- Tụ điện là hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau được ngăn cách nhau bằng một môi trường cách điện, 2 vật dẫn là 2 bản của tụ điện

2. Tụ điện phẳng: là hai bản kim loại đặt song song và đối diện với nhau

KH: 

3. Cách tích điện cho tụ

- Bằng cách nối tụ với nguồn pin một chiều. Trong đó:

+ Cực dương cảu pin nối với một bản thì bản đó tích điện dương

+ Cực âm của pin nối với một bản thì bản đó tích điện âm

=> Tụ tích điện trái dấu

4. Nhiệm vụ

- Không cho dòng điện không đổi đi qua (dòng điện một chiều)

- Tụ điện dùng để tích và phóng điện trong mạch điện.

II-  ĐIỆN DUNG CỦA TỤ ĐIỆN

- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ:

\(C = \dfrac{Q}{U}\)

Trong đó:

       + Q: điện tích trên bản tụ (C)

       + U: hiệu điện thế trên hai bản tụ

Đơn vị: 1C/1V = F (Fara)

Một số đơn vị khác:

       + mF = 10-3F

       + μF (micro Fara) = 10-6F

       + nF (nano Fara) = 10-9F

       + pF (pico Fara) = 10-12F

- Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng:

                 \(C = \dfrac{{\varepsilon .S}}{{{{9.10}^9}.4\pi .d}}\).

 Trong đó:

       + S: là phần diện tích đối diện giữa 2 bản.

       + d: khoảng cách giữa hai bản tụ

III- GHÉP TỤ ĐIỆN

IV-  NĂNG LƯỢNG CỦA TỤ ĐIỆN (Năng lượng điện trường)

- Khi tụ điện được tích điện thì giữa hai bản tụ có điện trường và trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Gọi là  năng lượng điện trường trong tụ điện.

\(W = \dfrac{{Q.U}}{2} = \dfrac{{C.{U^2}}}{2} = \dfrac{{{Q^2}}}{{2C}}\)

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 11