Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phân tích Ông già và biển cả

Phân tích Ông già và biển cả

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hê-minh-uê (tiểu sử, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)

- Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Tác phẩm tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi”

- Dựa vào hiện tượng tự nhiên: nếu tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một phần nổi trên mặt nước và bảy phần chìm dưới mặt nước.

- Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

 - Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

b. Hình tượng con cá kiếm

* Đó là một con cá lớn, đầy sức mạnh và sự kiêu hùng

- Con cá lớn

+ “một cái bóng đen vượt dài”

+”cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn”

+ “thân hình đồ sộ” 

+ “Cánh vi, bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”

+ “dài cả thước”

- Con cá đầy sức mạnh

+ Lượn “những vòng tròn rất lớn”

+ Khiến ông lão “hoa cả mắt suốt cả tiếng đồng hồ...”

- Con cá kiêu hùng trong cái chết

“phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”

* Con cá kiếm vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh biểu tượng

- Con cá mang vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

- Con cá là biểu tượng của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Con cá là biểu tượng của khát vọng nghệ thuật chân chính, cao đẹp.

=> Tập trung miêu tả con cá kiếm làm cho chiến thắng của ông lão trở lên vẻ vang, vĩ đại hơn.

c. Hình tượng ông lão Xan- ti-a-gô

- Ngoại hình:

+ Gầy gò, giơ xương, gáy nhiều nếp nhăn, mặt đầy nám, tay hằn sẹo sâu.

+ Mọi thứ từ ông lão đều toát lên vẻ già nua ngoại trừ đôi mắt

+ Đôi mắt – vui vẻ và không hề thất bại

- Được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Mang vẻ đẹp song song tương đồng trong tình huống căng thẳng, đối lập với con cá kiếm( người đi săn và con mồi, già nua yếu ớt và mạnh khỏe, cô độc và bầy đàn,...)

- Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá

+ Thể hiện niềm tin tưởng vào bản thân, vào khả năng của con người có thể chiến thắng và chinh phục thiên nhiên.

+ Thể hiện ý chí và nghị lực phi thường của ông lão: “mệt thấu xương”những vẫn cố gắng chiến đấu.

+ Thể hiện khát khao chiến thắng, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ của con người.

+ Ông lão đã chiến thắng con cá bằng năng lực và kinh nghiệm của bản thân.

=> Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả muốn thể hiện niềm tin yêu và ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích và nguyên lí “tảng băng trôi” của tác giả được thể hiện qua đoạn trích

- Bài học cho bản thân: bài học về niềm tin, ý chí, nghị lực và những khát khao trong cuộc sống

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 12