Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phương pháp giải bài tập năng lượng liên kết - năng lượng liên kết riêng

Phương pháp giải bài tập năng lượng liên kết - năng lượng liên kết riêng

Lực tương tác giữa các nuclon gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh)

Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (khoảng 10-15 m)

1. ĐỘ HỤT KHỐI

\(\Delta m = Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}\)

(Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó)

2. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclon; nó được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

\({{\rm{W}}_{lk}} = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2} = \Delta m{c^2}\)

Các hạt nhân bền vững có \(\dfrac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\) lớn nhất vào cỡ 8,8 MeV/nuclon; đó là những hạt nhân nằm khoảng giữa của bảng tuần hoàn ứng với 50 < A < 80

3. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT RIÊNG

Mức độ bền vững của một hạt nhân tùy thuộc vào năng lượng liên kết riêng

\(\varepsilon  = \dfrac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\)

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN LÝ Lớp 12