Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Sông và hồ

Sông và hồ

1. Sông và lượng nước của sông.

a) Sông.

            - Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.

            - Cửa sông là nơi dòng sông chính đổ ra biển (hồ).

            - Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

            - Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.

            - Hợp lưu là nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

            - Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

b) Lượng nước của sông.

            - Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s)

           - Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

            - Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.

            - Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó

2. Hồ

            - Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.

            - Có 2 loại hồ:

            + Hồ nước mặn

            + Hồ nước ngọt.

            - Nguồn gốc hình thành khác nhau.

            + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)

            + Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)

            - Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)

            + Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…

            - Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.

            Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…

Luyện bài tập vận dụng tại đây!