Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

I. Kinh tế, xã hội sau chiến tranh

1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại (công và tư).

+ Ruộng công: ruộng ở các làng xã.

+ Ruộng tư: điền trang, thái ấp.

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: đồ gốm tráng men, dệt, đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp dân gian: nghề mộc, gốm, làm giấy, khắc bản in, rèn, …

- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

c. Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh

*Bảng các tầng lớp xã hội dưới thời Trần và những đặc điểm tiêu biểu

II. Sự phát triển văn hóa

1. Đời sống văn hóa

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đạo Phật: nhiều chùa, nhiều quí tộc tu hành.

+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa.

- Lối sống giản dị, thượng võ, yêu nước, nhân nghĩa.

=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.

2. Văn học

- Nội dung: yêu nước, tự hào dân tộc.

- Gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm.

- Thành tựu tiêu biểu:

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

+ Phú Sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu).

+ Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông).

3. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật

a. Giáo dục

- Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b. Sử học

- Lập Quốc sử viện.

- Năm 1272, bộ “Đại Việt sử ký”.

c. Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn).

- Y học: Tuệ Tĩnh.

- Khoa học – kĩ thuật: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán, Hồ Nguyên Trừng,

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra dới: tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, …

- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế: hổ, sư tử, trâu, quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 7