Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lí thuyết chung về anđehit

Lí thuyết chung về anđehit

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI

1. Định nghĩa

Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc hiđro.

Thí dụ: H–CH=O ; CH3–CH=O ; C6H5–CH=O ; O=CH–CH=O

2. Phân loại

- Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon: anđehit no, anđêhit không no, anđehit thơm.

- Dựa vào số nhóm –CHO : anđehit đơn chức, anđehit đa chức.

a. Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CHO (n ≥ 0) hoặc CmH2mO (m ≥ 1).

b. Anđehit no, hai chức, mạch hở: CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0) hoặc CmH2m-2O2 (m ≥ 2).

c. Anđehit không no chứa nối đôi C=C, đơn chức mạch hở: CmH2m-2O (m ≥ 3)

II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Đồng phân

Tương ứng với công thức CnH2nO  dạng mạch hở có những loại đồng phân cấu tạo sau:

- Đồng phân mạch cacbon (n ≥ 4).

- Đồng phân nhóm chức:

+  Anđehit (-CHO), no, đơn chức mạch hở.

+ Xeton no, đơn chức, mạch hở.

+ Ancol đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.

+ Ete đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.

- Đồng phân vị trí nhóm chức.

2. Danh Pháp

a. Tên thay thế

Tên thay thế của anđehit no, đơn chức, mạch hở:  Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al

Ví dụ:

Chú ý: Mạch chính là mạch cacbon dài nhất bắt đâu từ nhóm –CHO

b. Tên thông thường

 Anđehit + tên axit tương ứng

Công thức cấu tạo

Tên thông thường

Công thức cấu tạo

Tên thông thường

H–CH=O

anđehit formic

(formanđehit)

(CH3)2CHCH2CHO

Anđehit isovaleric

CH3–CH=O

anđehit axetic

(axetanđehit)

CH2=CH-CHO

Anđehit acrylic

CH3CH2CHO

anđehit propionic (propionanđehit)

CH2=C(CH3)-CHO

Anđehit metacrylic

CH3[CH2]2CHO

anđehit butiric

(butiranđehit)

C6H5-CHO

Anđehit benzoic

(benzanđehit)

CH3[CH2]3CHO

anđehit valeric

(valeranđehit)

(CHO)2

Anđehit Oxalic

III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Trạng thái: ở điều kiện thường HCHO, CH3CHO là chất khí, các anđehit còn lại tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

- Độ tan trong nước: HCHO, CH3CHO tan tốt, giảm dần khi M tăng.

- Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương nhưng cao hơn so với hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử.

- Dung dịch  nước của anđehit fomic được gọi là fomon. Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (có nồng độ 37-40%) được gọi là fomlin.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN HÓA Lớp 11