Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài giảng Phong cách ngôn ngữ chính luận

Bài giảng Phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Khái niệm

- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,…nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng….theo một quan điểm chính trị nhất định.

2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

a. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ ngữ:

+ Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do,…

+ Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa

Ví dụ: đa số, dân chủ, bình đẳng, tự do…

- Về ngữ pháp:

+ Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.

+ Các văn bản chính luận thường dùng câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên,…

- Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ chính luận không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ khôn khan. Ngược lại nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

b. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

- Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

- Tính truyền cảm, thuyết phục

=> Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt nhằm đạt mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo một quan điểm chính trị nhất định.

3. Ví dụ

Đoạn văn chính luận:

          Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

( Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

 

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 11