Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cộng trừ đa thức

Cộng trừ đa thức

1. Các kiến thức cần nhớ

Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm như sau:

Bước 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc

Bước 2: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)

Bước 3: Nhóm các hạng tử đồng dạng

Bước 4: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

Ví dụ: Cho đa thức \(P(x) = 3 + 5{x^2} - 3{x^3} + 4{x^2} - 2x - {x^3} + 5{x^5}.\) Thu gọn và sắp xếp đa thức $P\left( x \right)$

Giải

\(P(x) = 3 + 5{x^2} - 3{x^3} + 4{x^2} - 2x - {x^3} + 5{x^5}\)

\( = 5{x^5} + \left( { - 3{x^3} - {x^3}} \right) + \left( {5{x^2} + 4{x^2}} \right) - 2x + 3\)

\( = 5{x^5} - 4{x^3} + 9{x^2} - 2x + 3\)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tổng, hiệu hai đa thức

Phương pháp:

Thực hiện phép cộng (trừ) hai đa thức.

Dạng 2: Tìm một trong hai đa thức biết đa thức tổng hoặc đa thức hiệu và đa thức còn lại

Phương pháp:

+ Nếu \(M + B = A\) thì \(M = A - B.\)

+ Nếu \(M - B = A\) thì \(M = A + B.\)

+ Nếu \(A - M = B\) thì \(M = A - B.\)

Dạng 3: Tính giá trị của đa thức

Phương pháp:

Khi tính giá trị của đa thức tại các giá trị cho trước của các biến, ta thu gọn đa thức và chú ý nhận xét các đặc điểm của đa thức (nếu có) để thực hiện hợp lý các phép tính.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 7