Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Giá trị của một biểu thức đại số

Giá trị của một biểu thức đại số

1. Các kiến thức cần nhớ

Để tính giá trị của một biểu thức đại số ta thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc).

+ Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân, chia sau đó là phép cộng trừ).

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức \({x^2}{y^3} + xy\) tại \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\)

Giải:

Ta thay \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\) vào biểu thức \({x^2}{y^3} + xy\), ta có:  \({1^2}.{\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^3} + 1.\dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{8}\)

Vậy giá trị của biểu thức đã cho tại \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\) là \(\dfrac{5}{8}.\)

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức đại số

Phương pháp:

+ Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc).

+ Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân, chia sau đó là phép cộng trừ).

Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức khi biết mối quan hệ giữa các biến

Phương pháp:

Sử dụng biểu thức liên hệ giữa các biến để tính giá trị của biểu thức đã cho.

Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Phương pháp:

Nếu \(A,B,C\) là các biểu thức đại số thì ta luôn có:

\({A^2} \ge 0;\, - {B^2} \le 0;\,\left| C \right| \ge 0;\)\( - \left| C \right| \le 0\)

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 7