Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (từ giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (từ giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô (Tam Quốc).

- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.

- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện – Huyện lệnh.

- Các chính sách khác:

+ Bắt nhân dân phản nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).

+ Lao dịch, binh dịch.

Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh)

+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách đồng hóa”.

2. Những thay đổi về kinh tế (mở mang, tích cực, phát triển)

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).

Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI

*Sự phân hóa trong xã hội:

Sơ đồ so sánh sự phân hóa xã hội

Từ bảng so sánh sự phân hóa xã hội ở 2 thời kì trên cho thấy, so với thời kì Văn Lang – Âu Lạc thì thời kì bị đô hộ:

- Không còn vua.

- Bên cạnh hào trưởng người Việt là các quý tộc và hào trưởng người Hán.

- Bên cạnh nông dân công xã là bộ phận nông dân lệ thuộc.

- Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội: nô tì.

=> Sự phân hóa xã hội rõ rệt hơn thời kì Văn Lang – Âu Lạc.

*Tình hình về văn hóa và giáo dục:

- Phương Bắc đã mở các trường dạy học chữ Hán.

- Đạo giáo, Nho giáo (Từ Trung Quốc), Phật giáo truyền bá vào nước ta.

- Các tục lệ cũ vẫn được duy trì: ăn trầu, xăm mình, búi tóc, …

Kết quả: chính quyền phong kiến phương Bắc đã không thực hiện được mục đích của họ. Nhân dân ta có tiếp tuc văn hóa Hán nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc.

4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248)

- Thời gian: năm 248 (thế kỉ III), nổi lên một cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”.

- Kẻ thù: nhà Ngô đô hộ.

- Căn cứ: Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa).

- Diễn biến:

+ Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ.

+ Từ Cửu Châu rồi lan ra khắp Giao Châu.

+ Lục Dận lãnh đạo 6000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.

- Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa)

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Tinh thần yêu nước của người phụ nữ Việt Nam.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SỬ Lớp 6