Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn Thơ Hai-cư của Ba-sô siêu ngắn

Soạn Thơ Hai-cư của Ba-sô siêu ngắn

Câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

- Bài 1: là nỗi nhớ về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay)

    + Đã mười năm đằng đẵng nhà thơ sông ở Ê-đô, rất nhớ quê cũ nhưng có một lần trở về quê cha đất tổ ông lại không thể nào quên được Ê-đô.

    + Ngoảnh lại Ê-đô đã là cố hương, tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.

- Bài 2:

    + Ba-sô có nhắc đến chim đỗ quyên , đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm.

    + Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.

Câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

- Bài 3: thấm đượm xót xa tình mẫu tử.

    + Nhà thơ đau đớn khi không chăm sóc được cho mẹ lại không thể gặp mẹ lần cuối bởi vậy nên “lệ trào nóng hổi”.

    + Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,…

    + Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.

- Bài 4:

    + Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa: vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ.

    + Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông liên tưởng đến tiếng trẻ con khóc.

    + Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người.

    + Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương, xót xa

Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1):

- Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cái lạnh.

⇒ Bài thơ thể hiện tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.

Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1):

- Ở bài 6 chúng ta bắt gặp cánh "hoa đào lả tả" và sóng nước hồ Bi- wa.

    + Đây là thời kì chuyển giao mùa.

    + Cái nhỏ bé ,đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hòa, chuyển hóa của vũ trụ.

    + Một cánh hoa đào mỏng tang nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-wa nổi sóng.

- Bài 7 ta bắt gặp "tiếng ve ngân", đặc trưng của mùa hè.

    + Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hòa cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh.

    + Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-wa và tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, đang vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi.

    + Câu thơ thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.

Câu 5 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1):

- Bài thơ 8 là bài thơ từ thế của Ba- sô.

- Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi.

- Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình.

- Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy: được lang thang trên những cánh đồng hoang vu

Câu 6 (trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1):

- Bài thơ số 6, quý ngữ là "cánh hoa đào".

⇒ Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp

- Bài thơ số 7 quý ngữ nằm trong hình ảnh "tiếng ve ngâm".

⇒ Cảm thức thẩm mĩ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

- Bài thơ số 8 quý ngữ nằm ở "những cánh đồng hoang vu"

⇒ Cảm thức thẩm mĩ của bài ẩn sâu trong cái vắng lặng của những cánh đồng hoang vu

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 10