Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Số nguyên tố, hợp số

Số nguyên tố, hợp số

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Số nguyên tố

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1,$  chỉ có $2$  ước là $1$  và chính nó.

Ví dụ : Ư$(11) = \{ 11;1\} $ nên $11$ là số nguyên tố.

Nhận xét:

* Cách kiểm tra 1 số là số nguyên tố: Để kết luận số $a$ là số nguyên tố $\left( {a > 1} \right),$ chỉ cần chứng tỏ rằng nó không chia hết cho mọi số nguyên tố mà bình phương không vượt quá $a.$ Hay nó chỉ chia hết cho \(1\) và chính nó.

2. Hợp số

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn $1,$ có nhiều hơn $2$ ước.

Ví dụ: số \(15\) có \(4\) ước là \(1;3;5;15\) nên \(15\) là hợp số.

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết số nguyên tố, hợp số

Phương pháp:

+ Căn cứ vào định nghĩa số nguyên tố và hợp số.

+ Căn cứ vào các dấu hiệu chia hết.

+ Có thể dùng bảng số nguyên tố ở cuối sgk để xác định một số (nhỏ hơn 1000) là số nguyên tố hay không.

Dạng 2: Viết số nguyên tố hoặc hợp số từ những số cho trước

Phương pháp:

+ Dùng các dấu hiệu chia hết

+ Dùng bảng số nguyên tố nhỏ hơn $1000.$

Dạng 3: Chứng minh một số là số nguyên tố hay hợp số.

Phương pháp:

+ Để chứng minh một số là số nguyên tố, ta chứng minh số đó không có ước nào khác $1$ và chính nó.

+ Để chững minh một số là hợp số, ta chỉ ra rằng tồn tại một ước của nó khác $1$ và khác chính nó. Nói cách khác, ta chứng minh số đó có nhiều hơn hai ước.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 6